backup og meta

Mách bạn 4 cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng tại nhà

Mách bạn 4 cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng tại nhà

Ngộ độc thức ăn ngày càng phổ biến bởi hiện nay thực phẩm bẩn tràn lan khắp mọi nơi. Bạn rất dễ rơi vào tình trạng này nếu ăn phải thịt gia súc nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn, hải sản có chứa chất độc, chất gây dị ứng, rau quả phun thuốc, thực phẩm được chế biến bằng chất phụ gia độc hại,… Nếu ngộ độc nhẹ, bạn có thể tham khảo cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng tại nhà trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của gừng với tình trạng ngộ độc thực phẩm

Gừng có vị cay, tính ấm được dùng từ hàng ngàn năm trước trong Y học cổ truyền với các công dụng nổi bật như sau:

  • Gừng tươi chữa dị ứng, nổi mẩn do ăn cá, cua
  • Gừng giúp giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa
  • Gừng góp phần tiêu diệt vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa.

Cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng

Nếu bạn thắc mắc ngộ độc thực phẩm uống nước gừng được không, hay ngộ độc thực phẩm có nên uống trà gừng không thì câu trả lời là . Uống một cốc trà gừng có thể giúp làm dịu dạ dày và cải thiện các triệu chứng khó chịu do ngộ độc thực phẩm gây ra, đồng thời còn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa rất tốt.

cách chữa ngộ độc thức ăn bằng trà gừng

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm một số cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng khác theo hướng dẫn dưới đây:

  1. Ngộ độc thức ăn nói chung: Uống trà gừng hoặc lấy một lát gừng tươi để ngậm trong miệng.
  2. Bị buồn nôn, khó chịu: Ngậm gừng tươi và mật ong hoặc pha nước ấm với gừng và mật ong để uống từng ngụm nhỏ.
  3. Dị ứng, nổi mẩn do ăn cá, cua: Lấy gừng sống và hành trắng, mỗi loại 15-20g đem sắc trong ấm đậy kín. Uống khi còn nóng.
  4. Cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng khi có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn nhiều: Lấy gừng khô, riềng ấm và củ gấu cùng một lượng bằng nhau, tán nhỏ rồi uống 3 lần trong ngày, mỗi lần 6g.
  5. Chữa nôn ói: Đem 9g gừng tươi sắc chung với 30g tro bếp uống giúp giảm buồn nôn, nôn ói.
  6. Chữa ngộ độc cá, cua hay tôm có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, đau bụng: Chuẩn bị gừng tươi và lá tía tô mỗi vị 30g. Đem sắc lấy nước đặc. Gạn nước ra bát rồi thêm vào một ít đường thẻ cho hơi ngọt, dễ uống. Chia làm 2 lần uống cho đến khi chấm dứt các triệu chứng khó chịu.

Ai không nên áp dụng cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng

Những đối tượng gặp phải các tình trạng sau đây không nên sử dụng gừng:

  • Nóng trong người
  • Tăng huyết áp
  • Đau nhọt
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc thuốc điều trị cao huyết áp
  • Rối loạn chảy máu
  • Sa, chảy máu tử cung
  • Viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan
  • Người bị trĩ và phụ nữ có thai không nên ăn nhiều gừng.

Các cách chữa ngộ độc thực phẩm nhẹ nhanh nhất

Ngoài cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên quen thuộc khác như:

  • Tía tô (dùng chữa mẩn ngứa do ăn đồ tanh): Lấy một nắm lá đem giã nát. Vắt lấy nước cốt dùng để uống. Phần bã chà xát vào vị trí bị ngứa. Kiêng ra gió, dầm nước.
  • Khế (dùng chữa ngộ độc thức ăn): Ép nước uống, càng nhiều càng tốt.
  • Húng quế (giảm cảm giác đau quặn bụng): Uống một cốc nước ép từ húng quế, có thể thêm một chút mật ong.
  • Tỏi (dùng chữa tiêu chảy do ngộ độc): Lấy 100g củ tỏi sắc cùng với 300ml nước đến khi còn 100ml thì uống.
  • Hạt thì là (dùng chữa ngộ độc thức ăn tanh, nôn, đầy bụng, khó tiêu): Lấy 3-6g hạt đem nhai rồi nuốt. Hoặc pha một ít hạt này với nước ấm, thêm một chút muối và uống mỗi ngày 2 lần.
  • Cam thảo bắc dùng khi còn sống (chữa ngộ độc thịt và nấm): Lấy 20g cam thảo bắc sắc với 20g đại hoàng rồi uống.
  • Đậu ván trắng (chữa ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy, nôn): Lấy 20g đậu ván trắng, 16g hương nhu, 12g hậu phác đem sắc chung để uống.
  • Củ chuối tiêu (trị ngộ độc thực phẩm): Thái củ chuối bỏ vào đầy một chiếc nồi, đổ nước ngập mặt củ chuối, thêm 40g muối đến khi được nửa lít nước sắc thì uống để gây nôn.

Những lưu ý khi áp dụng cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng

Bạn cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước (nước lọc, nước ép trái cây pha loãng, canh,…) hoặc dung dịch điện giải. 
  • Khi đã đỡ hơn, bạn có thể ăn món ăn nhạt, loãng, mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ như súp, cháo, canh để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thấy buồn nôn thì hãy ngừng ăn.
  • Tránh đồ ăn gây kích thích dạ dày như đồ ăn cay, đồ nhiều đường, món ăn nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Với trái cây, chỉ nên ăn chuối chín vì chúng chứa hàm lượng kali giúp làm dịu dạ dày và giảm buồn nôn.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn (rượu bia), trà, cà phê, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không được bác sĩ cho phép, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy. Việc này sẽ ngăn chặn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Hơn thế nữa, trẻ nhỏ dùng thuốc cầm tiêu chảy dễ xảy ra hội chứng lồng ruột hoặc liệt ruột rất nguy hiểm.

4 cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng

Bạn phải lưu ý rằng cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng hay những thảo dược kể trên chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ. Hãy thăm khám và đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nếu bạn có:

  • Dấu hiệu ngộ độc nghiêm trọng như đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy liên tục, đau bụng dữ dội, mất nước nghiêm trọng hoặc triệu chứng không giảm đi sau vài giờ.
  • Là phụ nữ có thai, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh nền cũng không được chủ quan mà phải theo dõi sát sao và đến bệnh viện để điều trị.
  • Bị sốt, tê môi và lưỡi, hôn mê khi bị nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn, nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong thức ăn thì cần gọi cấp cứu ngay.
Nhìn chung, cách chữa ngộ độc thức ăn bằng gừng không khó, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, tránh lạm dụng, tuân thủ đúng theo liều lượng được khuyến cáo và hãy nhớ rằng giải pháp này chỉ áp dụng được cho trường hợp bệnh nhẹ. Nếu có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn cần phải đi khám ngay!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Một số bài thuốc dân gian điều trị ngộ độc thực phẩm https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/mot-so-bai-thuoc-dan-gian-ieu-tri-ngo-oc-thuc-pham?inheritRedirect=false Ngày truy cập: 22/02/2024

Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Cách chữa ngộ độc tại nhà https://benhvientantao.com/ngo-doc-thuc-pham-nen-uong-gi/ Ngày truy cập: 22/02/2024

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm https://trungtamytequan4.medinet.gov.vn/thong-tin-truyen-thong/cach-xu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham-cmobile14232-114283.aspx#:~:text=Khi%20c%C3%B3%20c%E1%BA%A3m%20gi%C3%A1c%20kh%C3%B3,ph%E1%BA%A7n%20ti%C3%AAu%20di%E1%BB%87t%20vi%20khu%E1%BA%A9n. Ngày truy cập: 22/02/2024

Ginger in gastrointestinal disorders: A systematic review of clinical trials https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6341159/ Ngày truy cập: 22/02/2024

Does Ginger Ale Really Help With Nausea? https://health.clevelandclinic.org/does-ginger-ale-help-with-nausea Ngày truy cập: 22/02/2024

4 home remedies for an upset stomach (plus 6 things to avoid) https://health.unl.edu/4-home-remedies-upset-stomach-plus-6-things-avoid Ngày truy cập: 22/02/2024

Gừng https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/gung Ngày truy cập: 22/02/2024

Phiên bản hiện tại

09/04/2024

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi? Mẹo hồi phục nhanh chóng, hiệu quả

Giải đáp thắc mắc: Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 09/04/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo