backup og meta

Bạn nên làm gì khi bị đau dạ dày?

Bạn nên làm gì khi bị đau dạ dày?

Các vấn đề về đau dạ dày như chứng đầy hơi, đầy bụng, buồn nôn gây cảm giác cực kỳ khó chịu đối với người bệnh. Mọi triệu chứng của đau dạ dày đều khiến cơ thể chúng ta bị suy nhược. Vậy làm thếnào để đẩy lùi những cơn đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả nhất? Hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết sau nhé!

Khi bị đau dạ dày, bạn có thể sẽ gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc cảm giác nhờn nhợn do ăn phải thức ăn có hại cho dạ dày. Cảm giác này có thể cực kỳ tồi tệ đến mức bạn ước cho tình trạng hiện tại qua đi thật nhanh. Tuy nhiên, các căn bệnh liên quan đến dạ dày cần rất nhiều thời gian để có thể hồi phục. Trong đó, một cách hiệu quả giúp bạn rút ngắn thời gian hồi phục chính là chế độ ăn uống hợp lý. Hello Bacsi sẽ giới thiệu cho bạn các loại thực phẩm mà các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn nên đưa vào thực đơn để giảm cơn khó chịu ở dạ dày:

1. Chuối

Chuối là loại thực phẩm đầu tiên trong chế độ ăn uống “brat’ (gồm 4 thực phẩm chính là chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng). Brat là chế độ ăn uống đã được nhiều người áp dụng từ lâu để làm dịu cơn đau bụng. Chuối có chứa kali, chất khoáng giúp hồi phục tình trạng mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hơn nữa, lượng đường trong chuối cung cấp calo cho cơ thể mà bạn không cần ăn nhiều.

2. Cơm

Gạo và các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác như khoai tây và yến mạch giúp bao phủ lớp màng dạ dày và giảm chứng khó tiêu, giúp dạ dày dễ chịu hơn.

Hơn nữa, các thực phẩm dạng tinh bột cũng không lưu lại ở dạ dày trong thời gian dài và cũng không kích thích sự trào ngược axit.

3. Sốt táo

Nhìn chung, sốt táo thường làm dịu dạ dày vì nó là thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm tiêu chảy và cung cấp thêm calo cho cơ thể. Táo có chứa pectin (đặc biệt chứa trong thịt táo) – chất có thể cung cấp chất xơ có lợi cho người bị táo bón.

4. Bánh mì nướng

Thành phần thứ tư và cuối cùng của chế độ ăn uống brat cũng như ba món đầu tiên – tuân thủ nguyên tắc có vị càng nhạt càng tốt.

Bánh mì nướng sẽ không gây tình trạng trào ngược axit, vì vậy bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Nó cũng không gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi như các thực phẩm chứa nhiều chất béo khác.

Bạn có thể ăn bánh mì nướng kèm với bơ và mứt cho đến khi bạn cảm thấy quen miệng.

5. Thức ăn lỏng

Khi dạ dày bị rối loạn, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra rất chậm và khó khăn. Do đó người bệnh nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhờ vậy dạ dày sẽ không cần làm việc quá nhiều, gây cảm giác đau đớn. Các thực phẩm được khuyến cáo như nước canh, cháo, súp hay các loại nước ép trái cây phù hợp. Súp hoặc nước canh nếu không chứa nhiều chất béo sẽ rất dễ tiêu hóa, cơ thể sẽ dung nạp tốt hơn và bạn không bị buồn nôn hay trào ngược.

6. Gừng

Một trong những cách vô cùng hữu hiệu giúp xoa dịu cơn đau dạ dày là áp dụng bài thuốc cổ truyền từ củ gừng. Các đặc tính của gừng có tính chất giúp các thành ruột thả lỏng thư giãn một cách tự nhiên. Bạn có thể thử nấu canh gừng với gà hoặc cà rốt thái nhỏ hoặc nhâm nhi một ly trà gừng tự pha tại nhà, chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

7. Sữa

Bạn có thể làm dịu dạ dày bằng cách đơn giản như uống một ly sữa giàu canxi, sữa sẽ giúp cân bằng độ pH trong dạ dày của bạn.

8. Chanh và quế

Thêm chanh và quế vào trà, cháo bột yến mạch, nước, hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào đều có thể làm dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày. Chanh và quế đều là những thành phần tuyệt vời chứa chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ lớp niêm mạc trong dạ dày và ruột non.

9. Giấm táo

Sử dụng giấm táo khi bạn bị đau dạ dày nghe có vẻ phản khoa học vì chúng ta đều biết giấm chính là một dạng axit, trong khi những chất có chứa nhiều axit là thực phẩm cấm kị đối với người đau dạ dày. Tuy nhiên, khi giấm thật sự còn tinh thô và chưa được tiệt trùng – loại có cặn gợn như mây – có những hiệu quả mang tính kiềm hóa tuyệt vời. Đây là liều thuốc hữu hiệu cho những người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit.

10. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc (loại trà không chứa caffeine gây trào ngược axit) cũng có thể giúp giảm bớt phần nào chứng khó chịu ở vùng bụng. Chamomile (tên thường gọi là hoa cúc La Mã) là một loại thảo mộc được ưa chuộng với công dụng giảm viêm đã được chứng minh. Mặc dù bất cứ loại trà thảo mộc nào cũng là cách tuyệt vời giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích quá trình hấp thụ các chất lỏng vào cơ thể, nhưng bạn nên tránh xa trà bạc hà cay, vì loại này sẽ giúp thư giãn cơ thắt thực quản dưới đồng thời cũng khiến các axit và các chất trong dạ dày khác trào ngược lên thực quản gây chứng ợ nóng.

11. Nước dừa

Nước dừa có tác dụng giúp xoa dịu dạ dày. Nước dừa có chứa loại đường tự nhiên cung cấp calo cho cơ thể, đồng thời cung cấp vitamin C và các chất điện giải như kali.

Ngoài ra, loại nước này không có thành phần nhân tạo như chất tạo màu, vì vậy rất tốt cho sức khỏe.

12. Đu đủ

Quả đu đủ như một món quà thần kỳ mà thiên nhiên ban tặng. Các enzyme gọi là papain và chymopapain trong quả đu đủ giúp phân hủy các protein và làm dịu dạ dày bằng cách tăng cường môi trường axit lành mạnh. Ăn đu đủ có thể giúp khuyến khích tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và cũng giúp điều trị bệnh táo bón. Nếu bạn không thể tìm mua quả đu đủ tươi, bạn vẫn có thể hấp thụ tinh chất đu đủ từ viên thuốc chiết xuất đu đủ được bán tại cửa hàng thực phẩm sức khỏe.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã chọn được cho mình một vài thực phẩm ưa thích giúp giảm cơn đau dạ dày. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Stomach Ache? What to Eat to Feel Better http://www.health.com/health/gallery/0,,20569920,00.html Ngày truy cập 08/05/2017

15 BEST FOODS TO EASE A STOMACH ACHE http://www.eatthis.com/stomach-ache-cures Ngày truy cập 08/05/2017

Phiên bản hiện tại

03/07/2020

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

Bệnh viêm loét dạ dày: Triệu chứng và phương pháp điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 03/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo