Khi bị đau bụng, tiêu chảy, việc ăn uống theo cảm tính có thể khiến tình trạng này càng thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm. Thực tế khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh không đòi hỏi cầu kỳ phức tạp nhưng phải đúng cách.
Vạy bị tiêu chảy nên ăn gì hay khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để nhanh hồi phục? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau của Hello Bacsi!
Đi phân lỏng hoặc đi tiêu phân nước được coi là tiêu chảy khi xảy ra từ 3 lần trong ngày. Nguyên nhân bị tiêu chảy có thể do bạn ăn thức ăn khó tiêu, nhiễm vi khuẩn, virus, chất độc hại, chất gây kích ứng, dị ứng… Những vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu hóa kém, bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy, thức ăn không được hấp thu mà bị đẩy ra ngoài cùng nước, dẫn đến hậu quả trực tiếp là người bệnh mất sức và mất nước. Tiêu chảy thông thường sẽ tự khỏi sau 2 hoặc 3 ngày nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách.
Như vậy, có thể thấy khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để phù hợp với hệ tiêu hóa đang nhạy cảm, giúp cơ thể lấy lại sức và nhanh khỏi bệnh là một trong những câu hỏi trọng tâm trong chăm sóc người bị tiêu chảy.
Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì và nên tránh những gì?
Nguyên tắc ăn uống cơ bản cho người bị đau bụng tiêu chảy
Khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì hay khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để nhanh hồi phục? Nguyên tắc cơ bản chính là ăn uống phù hợp với khả năng của hệ tiêu hóa, cụ thể như sau:
- Luôn bù lại lượng nước và chất điện giải hao hụt do tiêu chảy, nôn ói
- Chỉ ăn sau khi cơn tiêu chảy, nôn ói tạm thời được kiểm soát
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Bắt đầu với lượng thức ăn nhỏ, loãng, mềm và đơn giản
- Ăn tăng dần về lượng và chất dinh dưỡng và trở lại với chế độ ăn bình thường khi hết bệnh.
Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì? 5 gợi ý dành cho bạn
1. Các món ăn từ tinh bột đơn giản
Cháo trắng không chỉ là món ăn lành tính mà còn giúp người bệnh không bị cồn cào, đói bụng. Cháo chứa tinh bột là chủ yếu, nhờ đó có tác dụng làm đặc phân, giảm bớt số lần đi ngoài, cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đây là thức ăn đứng đầu trong danh sách câu trả lời đau bụng tiêu chảy nên ăn gì hay bị tiêu chảy nên ăn gì.
Khi mới bị tiêu chảy, nên ăn cháo loãng, dần chuyển sang cháo đặc khi tình trạng ổn hơn. Lúc này có thể đa dạng hóa nguồn tinh bột để tăng khẩu vị và thêm chất dinh dưỡng cho người bệnh bằng khoai tây nấu chín kỹ, ngũ cốc dinh dưỡng nấu hoặc ruột bánh mì trắng.
2. Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì: Ưu tiên chuối và táo
Ngoại trừ chuối và táo là 2 loại trái cây phù hợp, người bị đau bụng tiêu chảy không nên ăn loại trái cây nào khác. Chuối và táo có thành phần dinh dưỡng đơn giản, không chứa những chất kích thích bất lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài một ít tinh bột và đường, chuối, táo chứa nhiều pectin, một loại chất xơ hòa tan có tác dụng tăng khối tích cho phân, giúp phân đặc nhưng mềm. Nhờ đó giúp giảm bớt số lần đại tiện đồng thời làm dịu niêm mạc ruột đang chịu tác động vì tiêu chảy.
Chuối và táo còn giàu kali, một chất điện giải quan trọng thường bị hao hụt khi bị tiêu chảy. Cơ thể cũng được tiếp sức nhờ các vitamin và khoáng chất khác với lượng vừa phải và dễ hấp thu có trong 2 loại trái cây này.
Lưu ý với người bị đau bụng tiêu chảy, chỉ nên ăn những giống chuối lành tính như chuối tiêu, chuối laba, chuối bơm. Cần đảm bảo chuối và táo đều chín muồi. Táo nấu hoặc nướng càng dễ tiêu mà vẫn giữ được mùi vị.
3. Chất đạm dễ tiêu hóa từ thịt gà, thịt lợn
Bạn có từng thắc mắc bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh hồi phục? Theo các chuyên gia sức khỏe, lưu ý với người bị tiêu chảy là cần bắt đầu ăn thực phẩm nhóm cung cấp chất đạm khi tình trạng đã ổn định hơn. Người bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để cung cấp đạm cho cơ thể để nhanh hồi phục? Hãy ưu tiên thịt gà và thịt lợn. Vì đây là các loại thịt có sớ thịt mềm, thành phần dinh dưỡng vừa phải, phù hợp với khả năng tiêu hóa của đường ruột lúc này. Để đơn giản, có thể nấu thịt gà, thịt lợn trong các món cháo hoặc súp cùng một ít rau củ dễ tiêu như khoai tây, cà rốt. Những nguyên liệu được xắt nhỏ, nấu chín mềm, nêm nếm vừa ăn cùng một ít tiêu, hành ngò nếu thích sẽ vừa giúp bổ sung dưỡng chất, vừa kích thích ăn ngon miệng để cơ thể mau lại sức.
Lưu ý nên bỏ da và mỡ trong thịt gà, lợn cũng như không nêm thêm dầu mỡ hay gia vị cay vào các món ăn cho người bị tiêu chảy.
4. Tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột với lợi khuẩn
Hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm nhiều vi khuẩn có lợi (probiotics) thường bị tổn hại khi bị tiêu chảy, nhất là nếu người bệnh có dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn. Do đó khi khỏi bệnh, bạn nên bù đắp lợi khuẩn cho đường ruột bằng những cách đơn giản như ăn sữa chua. Loại sữa chua nào cũng giàu probiotics – những vi khuẩn lên men đường lactose để tạo ra vị chua của sữa. Ngoài probiotics và lactose đã lên men, sữa chua cũng giàu đạm, các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Mẹo nhỏ: nếu thường bị đau bụng, khó tiêu khi uống sữa tươi, nguyên nhân rất có thể là do trong đường ruột của bạn thiếu những lợi khuẩn lên men lactose này. Vì thế hãy thường xuyên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhé.
Câu trả lời cho thắc mắc bị tiêu chảy nên ăn gì hay đau bụng tiêu chảy nên ăn gì? Lời nhắn là bạn đừng quên sữa chua khi đã khỏe hơn nhé!
5. Bổ sung kịp thời lượng nước bị mất
Nếu bạn chỉ quan tâm đau bụng tiêu chảy nên ăn gì thôi là chưa đủ. Chăm sóc người bị tiêu chảy dù nặng hay nhẹ luôn nhấn mạnh việc bổ sung bù nước và chất điện giải để phòng chống mất nước, mất cân bằng điện giải. Đây là tình trạng nguy hiểm cho tính mạng với những dấu hiệu như khô miệng, không có nước tiểu hay tiểu ít, khóc không có nước mắt (trẻ em), suy giảm nhận thức…
Khi mới bị tiêu chảy, bạn nên uống nhiều nước hơn bình thường, tốt hơn nên dùng dung dịch oresol pha loãng. Khi tình trạng ổn định hơn, nước cháo loãng, nước gạo rang, các món ăn nhiều nước như cháo, súp… nước táo ép đều là những cách hiệu quả để tiếp nước cho cơ thể và khuyến khích nhu cầu ăn uống trở lại.
Đau bụng tiêu chảy không nên ăn gì?
Có thể nói ngoài những thức ăn đã kể trên, người bệnh đau bụng tiêu chảy cũng cần kiêng một số món ăn sau:
1. Thức ăn giàu chất xơ không hòa tan
Khi bị tiêu chảy không nên ăn gì? Trong trường hợp này, bạn hãy tránh xa gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên hạt và bắp (ngô) còn nguyên lớp vỏ cám và mầm phôi. Bởi dù bổ dưỡng nhưng chúng lại không phù hợp dùng trong lúc này vì rất khó tiêu. Rau xanh cả cọng cũng không được khuyến khích đối với người bị đau bụng tiêu chảy.
2. Những loại thịt cá giàu đạm
Các loại thịt đỏ sẫm như thịt bò, dê, cừu… có sớ thịt dai, giàu đạm, sắt và nhiều chất khác sẽ gây quá tải cho đường ruột của người bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi bị đau bụng tiêu chảy cũng không nên ăn cá và các loại hải sản. Nguyên nhân là do chúng thường có mùi vị khó ngửi với người bệnh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng hơn so với thịt gà, thịt lợn.
3. Những thức ăn dễ lên men trong hệ tiêu hóa
Trứng luộc, sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, kem, phô mai… trừ sữa chua), bắp cải, súp lơ là những thực phẩm dễ gây ra đầy hơi, sình bụng. Do đó, câu trả lời cho việc “bị tiêu chảy không nên ăn gì?’ là hãy hạn chế những thực phẩm này bạn nhé!
Bạn có thể ăn trứng với điều kiện đập ra và nấu chín chung với cháo hoặc súp khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.
4. Tuyệt đối tránh những thức ăn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Người bị đau bụng tiêu chảy không nên ăn gì? Các món ăn như thịt tái, rau sống, nem, mắm… cần tránh xa khi bị đau bụng tiêu chảy.
5. Tránh thức ăn kích thích, thức ăn không lành mạnh
Nên tránh những thực phẩm sau để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng đau bụng tiêu chảy:
- Những món nhiều dầu mỡ, quá mặn, quá ngọt, chua hoặc cay
- Thức ăn chế biến sẵn (xúc xích, đồ hộp, thức ăn nhanh…), các loại nước uống có ga và nhiều chất ngọt nhân tạo (soda, nước ngọt)
- Rượu, bia, thức uống chứa caffeine như trà, cà phê.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bệnh đau bụng tiêu chảy
Tình trạng đau bụng tiêu chảy thông thường sẽ tự khỏi nếu người bệnh được nghỉ ngơi và chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu có một hoặc nhiều biểu hiện sau, bạn cần đi khám để có những chẩn đoán và điều trị phù hợp:
- Đi ngoài trên 6 lần/ngày hoặc tiêu chảy sau 2 ngày không thuyên giảm đối với người lớn, sau 1 ngày đối với trẻ em
- Đau dữ dội ở vùng bụng
- Sốt
- Phân có nhiều dịch nhầy
- Phân có lẫn máu tươi hoặc có màu nâu sậm
- Nôn ói ra máu
- Có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi, lừ đừ…
Có thể thấy vấn đề đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh và mau lại sức không đòi hỏi những thức ăn cầu kỳ hay tốn kém. Mong rằng những thông tin và gợi ý trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc chính mình hoặc người thân khi bị đau bụng tiêu chảy một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
[embed-health-tool-bmr]