Bạn hãy thử hạn chế ăn các thành phần cũng như thực phẩm kể trên để ngăn ngừa chứng đầy hơi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ rằng bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp được thực phẩm nào đó, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
3. Giảm đầy hơi chướng bụng bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ có thể khiến dạ dày của bạn sản sinh ra lượng khí quá mức, gây tình trạng đầy hơi chướng bụng. Những loại thực phẩm khó tiêu bao gồm các loại cây họ đậu như đậu và đậu lăng, hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu chất béo cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm rỗng dạ dày.
Dù rằng những thực phẩm này có thể mang lại hiệu quả giúp thỏa mãn cơn thèm ăn và no lâu hơn sẽ giúp ích cho quá trình giảm cân, tuy nhiên điều này cũng có thể trở thành một vấn đề gây khó chịu đối với những người dễ bị đầy hơi chướng bụng.
Vì thế, hãy tạo cho mình một cuốn nhật ký ăn uống riêng và ghi chép lại những thực phẩm bạn ăn trong ngày để xác định loại thực phẩm nào khiến bạn cảm thấy đầy hơi chướng bụng sau khi ăn. Và sau khi “khoanh vùng” được những thực phẩm này, việc hạn chế ăn chúng trong các bữa ăn hằng ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.
4. Ăn theo chế độ ăn ít FODMAP

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới. Các triệu chứng thông thường của hội chứng IBS bao gồm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, khó chịu dạ dày, tiêu chảy hay táo bón. Phần lớn những người mắc hội chứng IBS thường trải qua tình trạng chướng bụng. Trong đó, có đến 60% trong số họ báo cáo rằng chứng chướng bụng là triệu chứng tồi tệ nhất họ thường gặp phải, thậm chí còn thường xuyên hơn các cơn đau bụng.
FODMAP chính là cụm từ viết tắt cho một tập hợp các phân tử thức ăn bao gồm Fermentable, Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharide và Polyol. Và trên thực tế, chế độ ăn ít FODMAP đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm đáng kể các triệu chứng như chướng bụng, đặc biệt là đối với người mắc chứng IBS.
Nếu bạn thường bị chướng bụng hoặc không mắc phải các triệu chứng tiêu hóa khác ngoài chướng bụng, chế độ ăn ít FODMAP chính là sự lựa chọn lý tưởng giúp bạn ngăn ngừa chứng chướng bụng. Bạn chỉ cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm phổ biến chứa mức FODMAP cao trong chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm này bao gồm lúa mì, hành tây, tỏi, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, atisô, các loại đậu, táo, lê và dưa hấu.
Bằng cách xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý cùng các thực phẩm lành mạnh, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ chứng đầy hơi chướng bụng khó chịu này!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!