Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo sợ không biết bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Trĩ không phải là bệnh nhiễm trùng nên không thể lây từ người này sang người khác thông qua bất cứ con đường nào dù là đường máu, quan hệ tình dục hay tiếp xúc hàng ngày như ngồi chung ghế, hay bắt tay. Vì vậy, bạn cũng đừng lo lắng quá nhé!
Phòng ngừa
Hiểu rõ bệnh trĩ có lây không và biết nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng nhiều cách. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là cung cấp đầy đủ chất xơ, nước và vận động cơ thể thường xuyên, để có thể đại tiện dễ dàng và đều đặn hàng ngày.

Bệnh trĩ hoàn toàn không lây nhiễm nên cách phòng ngừa bệnh sẽ bao gồm các mẹo thay đổi trong lối sống sinh hoạt và ăn uống như sau:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi và ngũ cốc. Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm mềm phân và dễ đi ngoài hơn. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng căng thẳng khi đi ngoài. Hãy lưu ý bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn từ từ để tránh bị đầy hơi.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để giúp phân mềm, thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế đạm và các chất kích thích: Các loại thịt giàu đạm và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng… đều làm nghiêm trọng hơn tình trạng táo bón và tăng nguy cơ bệnh trĩ.
- Đi ngoài ngay khi cảm thấy muốn: Nếu bạn thường xuyên nhịn đi ngoài, cảm giác muốn đi ngoài sẽ biến mất, phân ở lâu trong đại tràng bị khô, cứng lại và khó đi ngoài hơn. Trực tràng và hậu môn lúc này đều phải co giãn quá mức để đẩy phân ra ngoài, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, ngay khi cơ thể muốn đi ngoài thì nên đi ngay, không nên nhịn.
- Đi vệ sinh đúng cách. Hiểu rõ vấn đề bệnh trĩ có lây không thì bạn sẽ biết rằng đi đại tiện sai cách cũng làm tăng nguy cơ bị trĩ. Bạn nên đi vệ sinh theo những khung giờ nhất định để cơ thể quen dần. Ngoài ra, bạn nên ngồi xổm khi đi ngoài và vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng sau khi đi vệ sinh để tránh viêm nhiễm.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu. Ngồi một chỗ quá lâu có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ. Vì vậy, nếu tính chất công việc buộc phải ngồi nhiều thì cứ khoảng 1-2 tiếng ngồi, bạn hãy đứng dậy đi lại để giúp máu huyết lưu thông, tránh gây áp lực quá nhiều lên hậu môn.
- Đừng rặn quá mạnh. Rặn mạnh khi cố gắng đi đại tiện sẽ tạo ra áp lực lớn hơn trong các tĩnh mạch ở trực tràng dưới.
- Tập thể dục. Duy trì hoạt động thể chất để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân lành mạnh, góp phần ngừa bệnh trĩ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!