Ngoài ra, bệnh nhân bị sa nghẹt búi trĩ thường đi kèm với viêm, nhiễm trùng, thậm chí lở loét. Trong trường hợp này, hầu hết bệnh nhân phải được xử lý gấp bằng cách rạch búi trĩ hoặc cắt búi trĩ.

Chảy máu tươi
Biến chứng của bệnh trĩ này hiếm gặp hơn. Búi trĩ có thể chảy máu liên tục và gây ra thiếu máu. Đi tiêu ra máu xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể dính vào giấy vệ sinh hoặc phân, nhỏ giọt hoặc thậm chí thành tia.
Khi thiếu máu trở nên trầm trọng, bệnh nhân bị suy nhược, kiệt sức, thậm chí té ngã và co giật nếu thay đổi tư thế đột ngột. Sụt cân nhanh chóng cũng là một trong những trường hợp trở nặng của việc chảy máu do trĩ.
Máu có thể chảy khi: đi tiêu phân cứng và khó đào thải cọ xát khiến búi trĩ bị tổn thương; uống rượu bia, mang vác nặng, vận động mạnh dẫn đến chấn thương búi trĩ hoặc thừa cân làm tăng áp lực lên búi trĩ.
Nhiễm trùng búi trĩ
Đây là tình trạng các hốc hậu môn bị viêm, gây ra nóng rát, đỏ, ngứa và ẩm ướt ở hậu môn. Nếu để lâu, búi trĩ bị viêm, lở loét và hoại tử. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng.
Tới lúc có biến chứng của bệnh trĩ nhiễm trùng mới bắt đầu điều trị, chi phí cũng rất tốn kém và tâm lý bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề về sau. Ngoài ra, ở phụ nữ, bộ phận sinh dục rất gần với hậu môn nên nếu nhiễm trùng búi trĩ sẽ dễ gây viêm phụ khoa kèm theo, cần hết sức lưu ý.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!