Kích thước gan sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Một số tình trạng sức khỏe sẽ làm gan phì đại, vì vậy bạn cần có một lối sống lành mạnh để giúp gan khỏe mạnh.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Kích thước gan sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Một số tình trạng sức khỏe sẽ làm gan phì đại, vì vậy bạn cần có một lối sống lành mạnh để giúp gan khỏe mạnh.
Gan là cơ quan lớn nhất và nặng nhất của cơ thể. Nó thực hiện nhiều chức năng quan trọng, bao gồm điều chỉnh mức độ hóa chất trong máu, tiết mật để tiêu hóa chất béo và tạo ra cholesterol, protein huyết tương và các yếu tố miễn dịch. Ở người lớn, cân nặng gan bình thường là 1kg. Kích thước gan thay đổi khi bạn già đi và một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể làm gan phì đại.
Đàn ông thường có kích thước gan lớn hơn phụ nữ. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Indian Pediatrics, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá siêu âm 597 trẻ em khỏe mạnh trong độ tuổi từ 1–12 tuổi.
Sau đây là kết quả của nghiên cứu kích thước gan trung bình của bé trai:
Tuổi | Kích thước gan |
1–3 tháng | 6,5cm |
3–6 tháng | 7,1cm |
6–12 tháng | 7,5cm |
1–2 tuổi | 8,6cm |
2–4 tuổi | 9cm |
4–6 tuổi | 10,3cm |
6–8 tuổi | 10,8cm |
8–10 tuổi | 11,9cm |
10–12 tuổi | 12,6cm |
Kích thước gan trung bình ở bé gái:
Tuổi | Kích thước gan |
1–3 tháng | 6,2cm |
3–6 tháng | 7,2cm |
6–12 tháng | 7,9cm |
1–2 tuổi | 8,5cm |
2–4 tuổi | 8,9cm |
4–6 tuổi | 9,8cm |
6–8 tuổi | 10,9cm |
8–10 tuổi | 11,7cm |
10–12 tuổi | 12,3cm |
Kích thước gan có thể thay đổi theo giới tính, trọng lượng cơ thể, chiều cao, lượng rượu tiêu thụ và nhiều yếu tố khác.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Ultrasound in Medicine, các chuyên gia đã đo đường kính thước gan trung bình của hơn 2.080 nam và nữ tham gia từ 18–88 tuổi và kết quả được ghi nhận như sau:
Tuổi | Kích thước gan |
18–25 tuổi | 13,6cm |
26–35 tuổi | 13,7cm |
36–45 tuổi | 14cm |
45–55 tuổi | 14,2cm |
56–65 tuổi | 14,4cm |
Trên 66 tuổi | 15cm |
Các bác sĩ sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để ước tính kích thước gan. Đôi khi, khi gan có thể cực kì to, bác sĩ có thể xác định sự phì đại trên tia X. Khi muốn độ chính xác cao hơn, bác sĩ thường sẽ sử dụng siêu âm.
Phì đại gan hay còn gọi gan to, có thể có hoặc không có triệu chứng. Một số người có thể cảm giác đầy bụng khi gan phì đại. Một loạt các điều kiện y tế có thể gây phì đại gan như:
Viêm gan do một trong 5 loại siêu vi viêm gan gây ra. Cơ thể có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn này, nhưng nếu không được, bạn có thể bị viêm gan mãn tính, chẳng hạn như viêm gan B hoặc viêm gan C.
Hẹp đường mật là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến kích thước của ống dẫn mật. Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để điều trị.
Xơ gan có thể là kết quả của việc uống quá nhiều rượu, viêm gan hoặc các bệnh liên quan đến gan. Các phương pháp điều trị chủ yếu giúp làm chậm sự tiến triển của sẹo.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng có thể xảy ra do cân nặng quá mức hoặc uống nhiều rượu. Chỉ có phương pháp ghép gan mới điều trị gan nhiễm mỡ.
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do virus Epstein-Barr gây ra. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong hai tuần đến vài tháng.
Nhiều bệnh ung thư khác nhau có thể ảnh hưởng đến gan. Điều trị tùy thuộc vào loại ung thư, thường bao gồm phẫu thuật và xạ trị.
Suy tim phải có thể làm cho dịch tích tụ trong các mạch máu của gan. Điều trị thường nhằm mục đích giảm sự tích tụ dịch và cải thiện chức năng tim trong tác dụng phụ suy tim nghiêm trọng này.
Ngoài ra, các bệnh hiếm gặp như bệnh Gaucher, bệnh Wilson, hoặc bệnh Niemann-Pick có thể gây phì đại gan. Điều trị các bệnh này phụ thuộc vào tình trạng cụ thể.
Nếu bạn có gan to, bác sĩ có thể sẽ xem xét các triệu chứng tổng thể, tiền sử bệnh, xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm máu trước khi chẩn đoán.
Một số biện pháp giúp bạn duy trì gan khỏe mạnh như:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!