Ghép gan là phương pháp duy nhất có thể áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, để có thể tiến hành ghép gan, bệnh nhân ung thư gan cần phải đáp ứng các tiêu chí nhất định.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Ghép gan là phương pháp duy nhất có thể áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, để có thể tiến hành ghép gan, bệnh nhân ung thư gan cần phải đáp ứng các tiêu chí nhất định.
Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh phương pháp ghép gan, những ai đủ khả năng thực hiện phẫu thuật này, nguy cơ cùng những rủi ro mà người ghép gan hay hiến gan có thể đối mặt.
Ghép gan là một thủ thuật giúp thay thế một phần hoặc toàn bộ gan của bệnh nhân bị các vấn đề về gan bằng gan của một người khỏe mạnh khác.
Phần gan được ghép có thể lấy từ người cho còn sống hoặc từ gan của người hiến nội tạng đã tử vong.
Ghép gan là phương pháp được dùng để điều trị cho các bệnh nhân xơ gan hoặc các bệnh gan mất bù khác. Đây là phương pháp duy nhất có thể áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật ghép gan. Các bệnh nhân phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây mới có đủ tiêu chuẩn để phẫu thuật ghép gan:
Các bệnh nhân có các yếu tố sau đây không phù hợp để cấy ghép gan:
Ghép gan gồm 4 giai đoạn chính như sau:
Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành làm các xét nghiệm để kiểm tra xem liệu có phù hợp để tiến hành ghép gan hay không. Ngoài đánh giá về tình trạng tiến triển bệnh của bệnh nhân, bác sĩ còn xem xét cả về lối sống, chế độ ăn uống, khả năng hồi phục cũng như nguy cơ tái phát của bệnh. Các xét nghiệm thường được thực hiện là:
Nếu bạn đủ điều kiện để tiến hành ghép gan, tên của bạn sẽ được điền trong vào danh sách những người cần ghép gan. Lúc này, tất cả những gì bạn có thể làm là chờ đợi một người hiến gan tương thích với bạn. Tuy nhiên, người thân ruột thịt thường có tỷ lệ tương thích nội tạng cao hơn so với người khác. Vì vậy đôi lúc một thành viên trong gia đình có thể là người cho tặng gan. Trong trường hợp đó, bạn thường không phải chờ đợi quá lâu. Trung bình thời gian chờ đợi để tìm được nội tạng tương thích thường kéo dài rất lâu, có người phải chờ đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm để tìm được gan phù hợp.
Khi đã tìm được gan tương thích, bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tại đây, họ sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm để kiểm tra lại khả năng phẫu thuật. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật như sau:
Phương pháp phẫu thuật ghép gan thường kéo dài khoảng 8 giờ, trong một số trường hợp phức tạp thì quá trình phẫu thuật có thể mất nhiều thời gian hơn.
Nếu quá trình chuẩn bị và phẫu thuật đã khó khăn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần thì quá trình hồi phục sau phẫu thuật lại còn khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Thường quá trình hồi phục sau phẫu thuật mới là giai đoạn dễ xảy ra các biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
Lúc này, người bệnh sẽ được chăm sóc trong phòng đặc biệt ICU và được gắn một số các thiết bị hỗ trợ. Bệnh nhân có thể được chuyển sang phòng thường sau khoảng vài ngày và có thể xuất viện sau 2 tuần.
Sau khi ghép gan, các bệnh nhân sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời nhằm chống quá trình thải trừ phần gan được ghép.
Hầu hết gan sử dụng để cấy ghép được lấy từ những bệnh nhân chết não. Nguyên nhân gây chết não thường là do đột quỵ hoặc các chấn thương lớn ở đầu gây nên. Tình trạng chấn thương có thể làm ngừng hoàn toàn các chức năng của não nhưng các cơ quan khác bao gồm cả gan vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường sau đó.
Đối với một số bệnh nhân bị chấn thương não nghiêm trọng và được tiên lượng xấu về khả năng sống, tuy não của họ có thể vẫn còn hoạt động nhưng gia đình lại quyết định rút các hỗ trợ y tế để duy trì sự sống của bệnh nhân, khi đó không được gọi là chết não mà gọi là chết tim. Các bệnh nhân này cũng có thể hiến gan sau khi chết tim, nếu được sự đồng ý của người thân.
Mặc dù mỗi người chỉ có một lá gan và sẽ chết nếu không có nó, nhưng bạn vẫn có thể hiến một phần gan để ghép cho các bệnh nhân khác. Nếu tương thích, gan có thể phát triển và tái tạo ở cả người cho và người nhận, cung cấp đầy đủ chức năng gan bình thường cho cả hai.
Nhiều người thường cảm thấy quan ngại không biết liệu việc cho đi một phần lá gan có gây nguy hiểm hay không. Theo các thống kê, kết quả ghép gan giữa 2 người trưởng thành trên toàn thế giới là rất tốt và khả quan. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ thủ thuật y khoa nào, việc cho gan cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất định. Một số các rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến người cho gan, bao gồm:
Ngoài ra, người cho gan cũng có thể gặp thêm một số vấn đề sau đây:
Người cho gan sẽ phải nghỉ ngơi ít nhất từ 8 đến 16 tháng để hồi phục hoàn toàn. Đôi khi, việc cho gan cũng ảnh hưởng lâu dài đến công việc của bạn vì làm giảm đáng kể sức khỏe. Vào năm 2002, người ta ghi nhận một số trường hợp tử vong ở người cho gan. Mặc dù tỷ lệ tử vong ở người cho gan thường rất thấp nhưng bác sĩ cũng cần đánh giá và xem xét kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của những người này trước khi quyết định xem họ có phù hợp để cho gan hay không.
Giống như bất kỳ thủ thuật y khoa nào, phương pháp ghép gan cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng, không chỉ trong lúc phẫu thuật mà còn trong quá trình hậu phẫu. Một số biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư gan là:
Trong một số trường hợp, phần gan mới được ghép không hoạt động tốt hoặc thể hiện không đầy đủ các chức năng. Tình huống này đòi hỏi bác sĩ phải theo dõi hoặc thực hiện thêm các phẫu thuật khác ngay để đảm bảo gan hoạt động được ổn định và đáp ứng được các chức năng cần thiết.
Đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ các rối loạn chức năng trong một số cơ quan nội tạng gây ra bởi hệ miễn dịch của người nhận phản ứng với các cơ quan được cấy ghép. Ở năm đầu tiên sau khi cấy ghép, việc từ chối tế bào cấp tính xảy ra khoảng 25 – 50% trong tổng số các ca ghép gan.
Người nhận gan có nguy cơ bị nhiễm trùng sâu trong ổ bụng. Thêm vào đó, thuốc chống thải ghép ức chế hệ miễn dịch, vì vậy các bệnh nhân ghép gan có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm trùng giảm dần theo thời gian. Không phải tất cả các bệnh nhân đều bị nhiễm trùng nhưng đa số các trường hợp nhiễm trùng đều được điều trị thành công.
Cơ thể con người đã phát triển một loạt các hệ thống “phòng thủ” để chống lại vi khuẩn, virus và các khối u. Hệ thống miễn dịch có thể xác định và tấn công bất cứ thứ gì khác biệt. Các cơ quan cấy ghép được hệ miễn dịch xem là “quân xâm lược” và sẽ tấn công mạnh vào chúng. Chính vì vậy, các bệnh nhân sau cấy ghép gan phải uống một số loại thuốc để làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch và giúp bảo vệ các cơ quan cấy ghép khỏi nguy cơ bị loại trừ.
Sau khi ghép gan, bệnh nhân phải uống thuốc chống thải ghép đến suốt đời để đảm bảo cơ thể không thải trừ phần gan được ghép. Các thuốc chống thải ghép có thể gây ra những tác dụng phụ như:
Trường hợp này gặp ở 2 – 5% ca ghép gan từ người hiến đã tử vong. Nguy cơ có thể tăng gấp đôi ở những ca ghép gan từ người cho còn sống. Các tế bào gan bình thường không bị ảnh hưởng nhiều nếu động mạch gan bị tắc vì nguồn cung cấp máu chính cho các tế bào này là tĩnh mạch cửa. Ngược lại, các ống mật lại thường được cung cấp máu từ động mạch gan, vì vậy huyết khối động mạch gan có thể dẫn đến sẹo và nhiễm trùng ống mật.
Tĩnh mạch cửa là tĩnh mạch lớn đưa máu từ các cơ quan (ruột, tuyến tụy và lách) đến gan. Biến chứng này cũng có thể gặp ở các ca phẫu thuật ghép gan.
Nhìn chung, có 2 vấn đề về đường mật có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật ghép gan là rò rỉ mật hoặc hẹp đường ống dẫn mật. Các biến chứng đường mật ảnh hưởng đến khoảng 15% các ca cấy ghép từ người hiến đã tử vong và khoảng 40% các ca cấy ghép từ người cho còn sống.
Chảy máu là rủi ro thường gặp ở bất kỳ một phẫu thuật nào. Tình trạng này càng dễ gặp ở phẫu thuật ghép gan vì vết mổ thường rất lớn và quá trình đông máu cần các yếu tố đông máu từ gan tiết ra. Hầu hết các bệnh nhân ghép gan chỉ chảy máu một lượng nhỏ và có thể được bổ sung sau phẫu thuật. Tuy nhiên, ở một số người, máu khó đông và có thể chảy nhiều, gây ra mất máu nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà tỷ lệ mắc phải các biến chứng thường khác nhau. Một số biến chứng rất hay gặp như nhiễm trùng hoặc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, các biến chứng này có thể được khắc phục và chữa trị một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, các biến chứng như thải ghép hoặc gan không hoạt động đúng chức năng thường khá nghiêm trọng và đòi hỏi phải tiến hành các thủ thuật y khoa khác để điều trị. Đôi khi phải tiến hành ghép gan lần 2.
Theo đó, các bệnh nhân ghép gan từ người cho còn sống thường có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn các bệnh nhân ghép gan từ người hiến tặng đã tử vong.
Cơ hội ghép gan thành công và an toàn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Nhìn chung, khoảng 70% những bệnh nhân ghép gan có thể sống tiếp thêm 5 năm. Những người nhận được gan từ người cho tặng còn sống thường có tỷ lệ sống sót ngắn hạn cao hơn những bệnh nhân nhận được gan từ người hiến đã tử vong.
Phương Quỳnh/HELLO BACSI
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!