backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Bệnh xơ gan có lây không? Phòng tránh thế nào?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bệnh xơ gan có lây không? Phòng tránh thế nào?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ,

Bố em năm nay 54 tuổi, được chẩn đoán bệnh xơ gan độ 3 và đang uống thuốc theo toa mà bệnh viện tỉnh cho. Bác sĩ cho em hỏi bệnh xơ gan có lây không? Nếu có nguy cơ lây thì em và gia đình phải làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm? Em cảm ơn bác sĩ! 

Thảo, Lâm Hà, Lâm Đồng 

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn Thảo, 

Với câu hỏi “bệnh xơ gan có lây không?”, bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền, hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định giải đáp như sau:

Để có lời giải đáp tường tận cho thắc mắc “bệnh xơ gan có lây không?”, mời bạn Thảo và độc giả cùng tìm hiểu về bệnh xơ gan, nguyên nhân gây bệnh: 

1. Xơ gan là bệnh gì? 

Xơ gan là tiến trình mô gan bình thường bị thay thế lan tỏa bởi mô sợi và những nốt tân sinh, không hồi phục được. 

Xơ gan được xem như kết quả cuối cùng của các bệnh lý gan mạn tính. Khi người bệnh được chẩn đoán xơ gan, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng, xét nghiệm hiện tại để đánh giá mức độ nặng. Các triệu chứng biểu hiện chức năng gan gồm: tình trạng ý thức của bệnh nhân (bệnh não gan), báng bụng (sự tích tụ dịch trong khoang màng bụng), vàng da (Bilirubin), rối loạn đông máu (INR), phù (albumin máu). Giai đoạn xơ gan được đánh giá theo thang điểm Child-Pugh:

bệnh xơ gan có lây không

Child A: 5 – 6 điểm                               

Child B: 7 – 9 điểm 

Child C: 10 – 12 điểm

Điểm càng cao thì xơ gan càng nặng. 50% bệnh nhân xơ gan còn bù (Child A) sống 10 năm, có thể không triệu chứng, sau dần diễn tiến đến giai đoạn mất bù (Child B, C) với tỷ lệ sống sót 18 tháng khoảng 50%.

>>> Có thể bạn quan tâm Xơ gan mất bù sống được bao lâu? Triệu chứng phổ biến là gì? 

2. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan? 

Quá trình gan bị viêm mạn tính, hóa sợi và xơ cần thời gian nhất định, có thể nhanh hoặc chậm tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm gan và tần suất tiếp xúc với các nguyên nhân đó. Khi gan đã xơ hóa thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn, các điều trị sau đó chỉ góp phần làm xơ gan không tiến triển nặng thêm, giảm biến chứng.

Ở Việt Nam, là vùng dịch tễ viêm gan siêu vi B, C cùng với tỷ lệ người uống rượu bia cao, lượng rượu bia tiêu thụ hàng năm ngày càng tăng, là nguyên nhân tỷ lệ bệnh nhân xơ gan được phát hiện ngày càng nhiều.

  • Nguyên nhân xơ gan:
    • Rượu 
    • Virus viêm gan B, C
    • Các nguyên nhân khác:
      • Nhiễm sán máng Schistosomiasis
      • Lạm dụng thuốc: acetaminophen, methotrexate
      • Viêm gan tự miễn
      • U hạt (Sarcoidosis)
      • Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
      • Xơ gan đường mật nguyên phát, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát
      • Bệnh chuyển hóa di truyền: bệnh ứ sắt, ứ đồng (Wilson), thiếu alpha-1 antitrypsin…
      • Xơ gan tim: hậu quả của suy tim sung huyết kéo dài.
      • Tắc tĩnh mạch trên gan: hội chứng Budd Chiari

>>> Có thể bạn quan tâm Xơ gan do rượu: Chuyện không của riêng ai

3. Bệnh xơ gan có lây không? 

bệnh xơ gan có lây không

Đến đây hẳn bạn đã biết bệnh xơ gan là gì, nguyên nhân gây bệnh xơ gan. Vậy câu trả lời cho thắc mắc bệnh xơ gan có lây không là gì? Mời bạn Thảo cùng độc giả theo dõi tiếp những chia sẻ sau để có được đáp án nhé!

Bệnh xơ gan có lây không? Câu trả lời là bệnh xơ gan không lây. Tuy nhiên, cần lưu ý là các nguyên nhân nhiễm trùng như nhiễm virus B, C không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan. Do đó, nếu trong gia đình có ba mẹ, con hoặc anh chị em ruột bị xơ gan do nhiễm virus B, C thì các thành viên còn lại nên tầm soát bệnh. Bởi vì virus gây bệnh viêm gan B, C lây qua đường máu, đường mẹ truyền sang con hoặc đường tình dục không an toàn.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ra xơ gan không phải là yếu tố truyền nhiễm nên không cần lo vấn đề lây nhiễm. 

Với trường hợp của bố bạn Thảo, không biết bác bị xơ gan là do nguyên nhân nào nên bác sĩ không thể trả lời cụ thể được. Tốt nhất, bạn và gia đình nên tầm soát bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chủng ngừa cho an toàn.

Hiện nay đã có các thuốc đặc trị viêm gan virus B, C hiệu quả cao, giá thành phù hợp, hạn chế tác dụng phụ và tái phát cho người bệnh. Điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bạn nhé. 

>>> Có thể bạn quan tâm Một số biện pháp điều trị xơ gan có thể bạn chưa biết

4. Phòng ngừa bệnh xơ gan như thế nào?

Đến đây hẳn bạn Thảo và các độc giả đã rõ về câu trả lời bệnh xơ gan có lây không. Vậy phòng bệnh xơ gan như thế nào? Thực tế là chúng ta có thể phòng ngừa bệnh xơ gan dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Trong đó các nguyên nhân chúng ta có thể hạn chế và tránh được như:

  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc (kể cả các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa như acetaminophen)
  • Ăn uống điều độ, hợp vệ sinh
  • Tập thể dục thể thao, tránh thừa cân.
  • Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B
  • Ngừa viêm gan siêu vi C bằng cách: không dùng chung dụng cụ tiêm chích, các dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm cần được tiệt trùng đúng cách, quan hệ tình dục an toàn…
  • Điều trị bệnh lý suy tim ổn định.

Bạn có thể xem thêm các bài viết: 

Giúp bạn giải đáp 10 thắc mắc về viêm gan siêu vi B 

10 biến chứng xơ gan bạn nên cẩn trọng. Đừng bỏ qua bài viết này!

Người bệnh xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu? 

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Organization, W. H., & Unit, W. H. O. M. of S. A. (2014). Global status report on alcohol and health, 2014. World Health Organization.

EASL Clinical Practice Guidelines for the management of patients with decompensated cirrhosisq

https://www.journal-of-hepatology.eu/action/showPdf?pii=S0168-8278%2818%2931966-4 Ngày truy cập 26/7/2022

Cirrhosis: Diagnosis, Management, and Prevention

https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2011/1215/p1353.html  Ngày truy cập 26/7/2022

Cirrhosis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cirrhosis/symptoms-causes/syc-20351487  Ngày truy cập 26/7/2022

Cirrhosis

https://www.nhs.uk/conditions/cirrhosis/  Ngày truy cập 26/7/2022

Cirrhosis of the Liver

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15572-cirrhosis-of-the-liver Ngày truy cập 26/7/2022

Phiên bản hiện tại

28/07/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

10 biến chứng xơ gan bạn nên cẩn trọng. Đừng bỏ qua bài viết này!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 28/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo