Bạn xơ gan ở giai đoạn 2, 3 (hay Child B, Chid C) được xem là giai đoạn xơ gan mất bù. Điều này có nghĩa chức năng gan đã giảm nhiều và biểu hiện bệnh ra ngoài đã rõ ràng. Triệu chứng bao gồm: vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn uống kém, thiếu máu, phù chân, báng bụng, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa….
>>> Có thể bạn quan tâm: Hỏi đáp Bác sĩ: Bệnh xơ gan có lây không? Phòng tránh thế nào?
3. Bị xơ bao gan cấp độ 2 có nguy hiểm không, bệnh xơ gan có chữa được không?
Vậy “xơ bao gan độ 2 có nguy hiểm không, bệnh xơ gan có chữa được không?”, câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Xơ bao gan độ 2 có nguy hiểm không? Câu trả lời là “có”. Dựa vào bảng điểm trên, điểm càng cao thì tình trạng xơ gan càng nặng. Bệnh xơ gan sẽ tiến triển nhanh nếu như nguyên nhân vẫn còn. Như đã đề cập ở trên, trường hợp của bạn khả năng cao là xơ gan do rượu, do đó, nếu vẫn tiếp tục uống rượu sẽ làm gan của bạn xơ hóa hơn, nhiều biến chứng hơn và tiến triển nhanh chóng đến bệnh gan giai đoạn cuối.
Trở lại với thắc mắc rẳng bệnh xơ gan có chữa được không? Câu trả lời là bệnh xơ gan không chữa khỏi hoàn toàn được. Nhưng có thể điều trị giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
Người bệnh xơ gan có viêm gan virus B, C được điều trị bằng thuốc đặc trị kháng virus, giúp giảm tốc độ tiến triển tổn thương gan.
Với người bệnh bị xơ gan do rượu nếu ngưng dùng rượu có thể cải thiện triệu chứng và giảm tỉ lệ tử vong, tiên lượng tốt hơn nhiều so với các nguyên nhân xơ gan khác.
Xơ gan diễn tiến âm thầm, ở giai đoạn đầu (hay Child A) thường khó chẩn đoán. Tỉ lệ người bệnh xơ gan còn bù chuyển sang giai đoạn mất bù tăng mỗi năm 5 – 7%. Do đó khi người bệnh có các yếu tố nguy cơ như uống rượu bia nhiều, viêm gan B, C, dùng thuốc kéo dài… nên kiểm tra chức năng gan định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
10 biến chứng xơ gan bạn nên cẩn trọng. Đừng bỏ qua bài viết này!
Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan?
Trân trọng!
Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!