backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nhận biết các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 30/06/2021

    Nhận biết các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt

    Dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt thường biểu hiện bằng cảm giác đau hoặc khó đi tiểu. Các triệu chứng khác bao gồm đau ở háng, vùng chậu hoặc bộ phận sinh dục và đôi khi là các triệu chứng giống như cúm. Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng sưng và viêm của tuyến tiền liệt, một tuyến nằm ngay bên dưới bàng quang ở nam giới, giữ nhiệm vụ sản xuất tinh dịch, nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng phổ biến hơn ở nam giới từ 50 tuổi trở xuống.

    Tuy nhiên, nhiều cánh mày râu lại không hề có bất kỳ kiến thức gì về căn bệnh này, thậm chí khi thấy dấu hiệu bệnh nhưng không biết mình bị bệnh gì nên chủ quan không đi khám. Đây chính là nguyên nhân vì sao hầu hết nam giới khi đi khám viêm tuyến tiền liệt, bệnh luôn trong tình trạng nặng, khó điều trị và gây nên các biến chứng.

    Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt?

    dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt

    Hầu hết các dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt gây ra bởi sự co thắt của các cơ ở bàng quang và khung chậu, đặc biệt là trong khu vực giữa bìu và hậu môn. Cơn đau thường lan từ đáy chậu, sang vùng lưng dưới, và thường là dương vật và tinh hoàn.

    Viêm tuyến tiền liệt có thể tiến triển theo từng giai đoạn từ nhẹ tới nặng. Biểu hiện rõ rệt nhất đi tiểu nhiều lần, đi tiêu kèm cảm giác đau, có khi kèm theo sốt nhẹ. Nước tiểu và đôi khi chất dịch từ tuyến tiền liệt được ra ngoài. Ngoài ra, những việc như cương cứng, xuất tinh và đại tiện cũng có thể gây đau dớn.

    Với viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn, triệu chứng có xu hướng trở nên nặng hơn, chẳng hạn như sốt, khó đi tiểu, và máu trong nước tiểu.

    Sau đây là một vài dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt mà bạn không nên bỏ qua:

    • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu (khó tiểu)
    • Khó đi tiểu, chẳng hạn như nhỏ giọt hoặc do dự khi đi tiểu
    • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm (tiểu đêm)
    • Cần đi tiểu gấp
    • Nước tiểu đục
    • Có máu trong nước tiểu
    • Đau ở bụng, bẹn hoặc lưng dưới
    • Đau ở vùng giữa bìu và trực tràng (đáy chậu)
    • Đau hoặc khó chịu ở dương vật hoặc tinh hoàn
    • Đau khi xuất tinh
    • Các dấu hiệu và triệu chứng giống như cúm (với viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn)

    Khi nào đến gặp bác sĩ

    Nếu bạn bị đau vùng chậu, đi tiểu khó hoặc đau khi tiểu, đau khi xuất tinh thì hãy đến gặp bác sĩ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm trùng nặng hơn hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

    Ai có nguy cơ mắc phải các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt?

    ai mắc phải dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt

    Các dấu hiệu viêm tiền liệt tuyến thường xuất hiện phổ biến trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Những người có nguy cơ cao bị viêm tuyến tiền liệt bao gồm:

    • Đàn ông trẻ hoặc trung niên
    • Đã từng bị viêm tuyến tiền liệt trước đây
    • Có một nhiễm trùng ở bàng quang hoặc ống vận chuyển tinh dịch và nước tiểu để dương vật (niệu đạo)
    Bị chấn thương vùng chậu, như chấn thương do xe đạp hoặc cưỡi ngựa
  • Không uống đủ nước
  • Sử dụng một ống đưa vào niệu đạo để dẫn lưu bàng quang (ống thông tiểu)
  • Có quan hệ tình dục không an toàn
  • Đã làm sinh thiết tuyến tiền liệt.
  • Phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt như thế nào?

    phòng ngừa dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt

    Những thay đổi trong lối sống và các biện pháp sau đây có thể làm giảm một số dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt:

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia, cà phê, và các loại thực phẩm nhiều gia vị và có tính axít
  • Tránh ngồi lâu, nếu bắt buộc thì bạn nên ngồi trên một chiếc gối hoặc đệm bơm hơi để giảm bớt áp lực lên tuyến tiền liệt
  • Thực hiện các biện pháp bảo hộ khi đạp xe để làm giảm áp lực lên tuyến tiền liệt.
  • Nếu có bất kỳ thắc mắc hay muốn tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp chính xác nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 30/06/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo