backup og meta

Mổ nội soi sỏi thận là gì? Khi nào được chỉ định?

Mổ nội soi sỏi thận là gì? Khi nào được chỉ định?

Mổ nội soi sỏi thận là một trong các phương pháp phẫu thuật loại bỏ sỏi ít xâm lấn được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về mổ sỏi thận bằng phương pháp nội soi nhé!

Mổ nội soi sỏi thận là gì? 

Mổ nội soi sỏi thận là phương pháp phẫu thuật loại bỏ sỏi thận qua ngã nội soi niệu quản. Đây là một trong các phương pháp can thiệp ít xâm lấn nhất, thông qua thiết bị rất nhỏ (gọi là ống nội soi) bác sĩ sẽ nhẹ nhàng loại bỏ các viên sỏi thận dưới sự hướng dẫn của camera bên ngoài cơ thể. 

Trường hợp sỏi thận nhỏ, bác sĩ có thể dùng các dụng cụ tương tự kẹp gắp để đưa những viên sỏi này ra ngoài. Trường hợp sỏi thận lớn, bác sĩ sẽ chỉ định tán sỏi niệu quản trước sau đó tiến hành lấy sỏi thận đã được phân chia nhỏ hơn ra khỏi cơ thể. 

Khi nào mổ nội soi sỏi thận được chỉ định? 

khi nào mổ nội soi sỏi thận

Tuy mổ nội soi sỏi thận sở hữu nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, hiệu quả cao, hạn chế gây đau và ít để lại biến chứng cho bệnh nhân,.. nhưng mổ nội soi sỏi thận chỉ định chỉ định trong những trường hợp phù hợp. Sau khi bác sĩ đã tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm đánh giá tình trạng sỏi thận ở bệnh nhân, nếu phù hợp bác sĩ sẽ chỉ định mổ sỏi thận nội soi. 

Nếu sỏi thận nhỏ (dưới 1cm) có thể dễ dàng tống xuất ra ngoài qua đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa kết hợp chế độ sinh hoạt thích hợp để đẩy các viên sỏi này ra ngoài cơ thể. Một số trường hợp sỏi thận có kích thước từ 1cm-2cm và/hoặc gây nên triệu chứng đau do sỏi thận, tiểu buốt, tiểu gắt,…cho bệnh nhân, lúc này bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi sỏi thận. 

Quy trình mổ nội soi sỏi thận diễn ra như thế nào? 

Trước ngày phẫu thuật 

Trước khi phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi thận, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm bao gồm xét nghiệm nước tiểu kiểm tra tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Nếu có kết quả nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để giải quyết tình trạng này. 

Ngoài ra, bạn cũng cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh và các thuốc bạn đang dùng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết nên dừng uống thuốc nào, khi nào trước khi mổ nội soi. Khi mổ nội soi sỏi thận, bệnh nhân cũng cần nhịn ăn uống trong khoảng 6 giờ và không đi tiểu trong vòng 1 giờ trước khi mổ. 

Ngày phẫu thuật nội soi sỏi thận 

mổ nội soi sỏi thận

Khi bệnh nhân đã được gây mê, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành quá trình nội soi đi qua niệu quản, bàng quang và đến vị trí nhu mô thận để bóc tách sỏi thận. Trong quá trình thực hiện thủ thuật này, thiết bị nội soi có thể gây sưng niệu quản nên bác sĩ thường đặt ống thông niệu quản (stent niệu quản) sau khi kết thúc phẫu thuật để đảm bảo nước tiểu được đào thải ra ngoài tốt hơn, kèm theo các mảnh sỏi nhỏ còn sót lại cũng được đưa ra ngoài. Stent niệu quản sẽ được lấy ra khỏi cơ thể sau một vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật nội soi sỏi thận. 

Sau khi mổ nội soi sỏi thận 

Quá trình mổ nội soi sỏi thận có thể diễn ra trong vòng 1-3 giờ tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi thận. Thủ thuật này được xem là một thủ tục ngoại trú nhưng bệnh nhân cũng có thể được giữ lại bệnh viện qua đêm nếu thủ thuật kéo dài hoặc cần được theo dõi thêm.

Chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ nội soi sỏi thận 

Sau khi hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ kiểm tra sinh hiệu ổn định sẽ cho phép bệnh nhân xuất viện và tự chăm sóc sau mổ nội soi tại nhà. Quá trình phục hồi sau mổ nội soi thường nhẹ nhàng hơn các loại phẫu thuật can thiệp khác, chủ yếu bạn cần đảm bảo uống đủ nước và sinh hoạt điều độ. Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn nếu cơn đau làm hạn chế sinh hoạt thường ngày của bạn. 

Trường hợp xuất hiện bất kỳ cơn đau bất thường nào hoặc khó chịu khi đi tiểu, tiểu ra máu, đi tiểu thường xuyên thì bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp nhé! 

Mổ sỏi thận là một trong các phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này để phối hợp với bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The role of laparoscopic surgery for renal calculi management – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3126085/

Ngày truy cập 21/9/2022

Cystoscopy & Ureteroscopy | NIDDK

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diagnostic-tests/cystoscopy-ureteroscopy

Ngày truy cập 21/9/2022

Ureteroscopy | Johns Hopkins Medicine

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/ureteroscopy

Ngày truy cập 21/9/2022

Ureteroscopy | National Kidney Foundation

https://www.kidney.org/atoz/content/kidneystones_ureteroscopy

Ngày truy cập 21/9/2022

Ureteroscopy + kidney stones

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/16213-ureteroscopy

Ngày truy cập 21/9/2022

Ngày truy cập 21/9/2022

Phiên bản hiện tại

23/09/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Người bị sỏi thận uống gì cho hết?

Kim tiền thảo râu mèo: Viên uống hỗ trợ điều trị sỏi thận


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 23/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo