Loại khuẩn này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI) hoặc phân. Chúng có thể di chuyển từ hậu môn, đường tiêu hóa lên cơ thể bạn hoặc từ tay, miệng, bộ phận sinh dục hoặc đồ chơi tình dục của đối tác trong khi quan hệ.
Hơn nữa, nếu bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu, việc quan hệ có thể khiến bạn bị tái nhiễm hoặc mắc thêm các loại vi khuẩn mới. Điều này làm kéo dài thời gian phục hồi và điều trị bệnh.
Nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời
UTI không phải là một bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nó cũng không được coi là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu có quan hệ được không thì câu trả lời là không nên. Bởi bạn có thể lây truyền vi khuẩn gây UTI cho vợ (hoặc chồng) của mình.
Ví dụ, vi khuẩn E. coli có thể di chuyển từ hậu môn của bạn đến cửa âm đạo hoặc dương vật. Khi quan hệ tình dục qua âm đạo, dương vật có thể đưa vi khuẩn vào cửa âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Quan hệ tình dục khi đang bị viêm đường tiết niệu: Làm sao để an toàn và vệ sinh?
Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Nếu bạn muốn quan hệ tình dục ngay cả khi đang bị UTI, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn cho mình và đối tác:
Chú ý đến các triệu chứng của bạn
Nếu bạn có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, hãy tạm dừng việc quan hệ. Nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các bộ phận khác của đường tiết niệu hoặc làm các triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn.
Đi tiểu sau khi quan hệ

Bạn nên đi tiểu ngay khi quan hệ xong. Điều này giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn có mặt ở đường vào niệu đạo ra bên ngoài.
Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ
Vi khuẩn từ xung quanh hậu môn có thể di chuyển đến gần lỗ niệu đạo khi bạn quan hệ tình dục. Điều này đặc biệt đúng khi bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Việc vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn này.
Không chuyển đổi vị trí quan hệ
Trong khi quan hệ, bạn không nên chuyển từ quan hệ âm đạo sang hậu môn hoặc ngược lại. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn. Ngoài ra, bạn nên tránh quan hệ tình dục bằng miệng để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!