Cùng tìm hiểu các con đường lây truyền của vi khuẩn và các phòng tránh lây nhiễm căn bệnh này trong bài viết sau.
Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở các bộ phận thuộc hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Mỗi bộ phận có thể bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn khác nhau. Do đó, để trả lời câu hỏi: “Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?”, người bệnh cần xác định loại vi khuẩn cũng như vị trí bị viêm nhiễm.
Tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất là E. coli. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số loại vi sinh vật khác như Klebsiella, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus… hoặc một số loại nấm gây ra.
Viêm đường tiết niệu không thuộc nhóm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể lây lan nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ qua đường hậu môn. Tư thế này tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn E. Coli và các loại vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia và herpes xâm nhập vào đường tiết niệu.
Bệnh viêm đường tiết niệu không lây từ người sang người do sử dụng chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệ toilet. Về mặt lý thuyết, vi sinh vật có thể truyền từ bệ toilet sang mông, đùi rồi lan đến bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức lây nhiễm này rất khó xảy ra.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!