- Dùng kháng sinh liều thấp. Đối với người lớn, thời gian điều trị chưa được xác định rõ, tuy nhiên có thể dao động từ 1 đến 4 tuần dựa vào tình huống lâm sàng. Đối với trẻ em, điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp có sốt nên kéo dài từ 7-14 ngày.
- Sử dụng thuốc một liều duy nhất sau khi quan hệ tình dục nếu nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến quan hệ tình dục.
- Áp dụng liệu pháp estrogen đường âm đạo nếu bệnh nhân là phụ nữ đã mãn kinh.
- Nếu bệnh nặng, bệnh nhân cần được điều trị nhiễm trùng tiểu bằng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch.
Các thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon, chẳng hạn như ciprofloxacin hay levofloxacin thường không được khuyến cáo điều trị nhiễm trùng tiểu đơn giản. Trong một số trường hợp nhiễm trùng tiểu phức tạp và thất bại với điều trị thông thường hoặc có biến chứng nhiễm trùng thận, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nhóm fluoroquinolon khi không còn lựa chọn nào khác.
Bạn có thể xem thêm: 8 cách trị nhiễm trùng đường tiểu tại nhà không cần kháng sinh
Chế độ sinh hoạt và ăn uống cho người bị viêm đường tiểu

Ngoài việc tuân thủ điều trị nhiễm trùng tiểu với kháng sinh, người bệnh đặc biệt là nữ giới còn cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt và thực hiện các biện pháp vệ sinh vùng kín đúng cách để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Cần lưu ý gì về chế độ ăn uống người bị viêm đường tiểu?
- Uống nhiều nước. Nước giúp làm loãng nước tiểu và loại bỏ vi khuẩn.
- Bổ sung nước ép nam việt quất. Đây cũng được xem là một phương pháp điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng tiểu được khuyên dùng. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống thức nước này nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin.
- Tránh uống rượu, cà phê, trà, các thức uống có chứa cafein, các loại nước từ trái cây họ cam, quýt; đồ ăn cay. Chúng có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm nhu cầu đi tiểu khẩn cấp của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín khi bị nhiễm trùng tiểu
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày. Không thụt rửa và sử dụng các loại sản phẩm dạng xịt để vệ sinh vùng kín ở phụ nữ.
- Vệ sinh vùng kín và hậu môn trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên uống 2 cốc nước sau khi quan hệ tình dục để dễ đi tiểu hơn.
- Sau khi tắm hoặc đi vệ sinh nên lau vùng kín từ trước ra sau.
- Tắm bằng vòi sen thay vì tắm bồn. Tránh sử dụng sữa tắm và dung dịch vệ sinh vùng kín có mùi thơm.
- Ở bệnh nhân nữ trong kỳ hành kinh, nên dùng băng vệ sinh thay vì tampon. Thay băng vệ sinh thường xuyên, nhất là sau khi tắm.
Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu như thế nào?

Ngoài hiểu rõ về các phương pháp điều trị kể trên, bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý trong thói quen sinh hoạt và ăn uống để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Dưới đây là một số lời khuyên về phòng ngừa viêm đường tiểu dành cho cả nam giới và phụ nữ:
- Thực hành tốt vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn trên.
- Uống nhiều nước.
- Các chị em phụ nữ đang sử dụng phương pháp tránh thai kiểu màng ngăn vật lý như bao cao su nên xem xét phương án tránh thai khác.
- Đừng nhịn tiểu.
- Sử dụng chất bôi trơn gốc nước khi quan hệ tình dục nếu bạn bị khô âm đạo.
- Tránh mặc quần áo bó sát. Nên ưu tiên sử dụng quần lót có chất liệu cotton.
Hy vọng các thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị nhiễm trùng tiểu bằng thuốc và tại nhà, để có thể phối hợp với bác sĩ lập kế hoạch kiểm soát hiệu quả nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!