backup og meta

Suy thận giai đoạn 5: Mức độ nguy hiểm và tiên lượng

Suy thận giai đoạn 5: Mức độ nguy hiểm và tiên lượng

Suy thận giai đoạn 5 hay còn gọi là suy thận giai đoạn cuối. Lúc này bệnh nhân đã có triệu chứng đạm niệu và chức năng thận tiến gần về không.

Vậy liệu có triển vọng nào cho bệnh nhân suy thận độ 5 hay không? Tiên lượng bệnh nhân suy thận giai đoạn 5 có thể sống được bao lâu? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Tìm hiểu chung

Suy thận giai đoạn 5 là gì?

Suy thận giai đoạn 5 hay bệnh thận tiến triển giai đoạn 5 nghĩa là thận đã bị tổn thương rất nghiêm trọng và mất khả năng lọc máu cho cơ thể. Giá trị GFR lúc này chỉ còn từ 15 ml/phút/1,73m2 trở xuống. Từ đó, các chất độc có thể tích tụ trong máu và gây ra các biến chứng khác, chẳng hạn như: 

  • Tăng huyết áp
  • Thiếu máu (không đủ tế bào máu cho cơ thể) 
  • Bệnh về xương
  • Bệnh về tim
  • Tăng kali máu
  • Phốt pho máu cao 
  • Nhiễm toan chuyển hóa 

Triệu chứng

triệu chứng suy thận giai đoạn 5

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy thận giai đoạn 5

Dưới đây là các triệu chứng và dấu hiệu cho thấy suy thận đã tiến triển đến giai đoạn 5: 

  • Cảm thấy yếu cơ và mệt mỏi trong người 
  • Sưng ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân 
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu
  • Đạm niệu  
  • Nhức đầu 
  • Đau lưng dưới 
  • Chuột rút cơ bắp
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn 
  • Không hoặc ít khi có cảm giác đói 
  • Khó thở 
  • Thay đổi màu sắc da. 

Nguyên nhân

nguyên nhân gây suy thận giai đoạn 5

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh thận tiến triển

Suy thận độ 5 thường xảy ra khi người bệnh thận không kiểm soát tốt suy thận cấp độ nhẹ hơn dẫn đến suy giảm chức năng thận một cách nghiêm trọng. Đồng thời, các nguyên nhân sau cũng khiến bệnh suy thận nặng thêm: 

  • Người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết 
  • Huyết áp cao
  • Bệnh thận đa nang 
  • Hút thuốc lá 
  • Tiền sử gia đình bị suy thận 
  • Người cao tuổi 
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc gây hại cho thận. 

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán suy thận độ 5?

Bên cạnh thăm khám về sức khỏe và tinh thần, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số xét nghiệm sau để đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thận và nguyên nhân dẫn đến suy thận giai đoạn 5. Các xét nghiệm này bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ các chất thải như creatinin máu hoặc ure máu. 
  • Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá mức độ protein máu có trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm hình ảnh để quan sát chi tiết hơn các hình ảnh nhu mô thận như siêu âm, CT, MRI,…
  • Sinh thiết mô thận.
  • Xét nghiệm di truyền nếu bác sĩ nghi ngờ một bệnh hiếm gặp hoặc di truyền trong gia đình bạn. 

Những phương pháp điều trị suy thận giai đoạn 5 

suy thận giai đoạn 5 sống được bao lâu

Đối với bệnh nhân suy thận độ 5, lọc máu và ghép thận là hai phương pháp điều trị có nhiều triển vọng nhất. 

Lọc máu là sự lựa chọn thay thế chức năng làm sạch máu mà hiện thận không còn khả năng thực hiện. Hai lựa chọn lọc máu hiện nay gồm có chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc). 

Phẫu thuật ghép thận là 1 phẫu thuật thay thế thận hư bằng một thận được hiến tặng phù hợp khác.

Bên cạnh hai phương pháp điều trị kể trên, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng và các bệnh lý liên quan khác như tiểu đường hay cao huyết áp. 

Các loại thuốc này bao gồm: 

  • Thuốc điều trị cao huyết áp như ACE hay ARB. Ngay cả khi huyết áp bệnh nhân ổn định thì việc dùng thuốc này trong suy thận giai đoạn 5 cũng rất cần thiết, chúng sẽ giúp làm chậm quá trình tổn thương thận và giữ cho thận hoạt động tốt nhất có thể. 
  • Thuốc lợi tiểu để tiêu viêm, giảm sưng. 
  • Chất kết dính phốt pho để ngăn cho cơ thể bạn hấp thu phốt pho từ thức ăn.
  • Calcitriol tăng cường sức khỏe xương.
  • Các chất kích thích tăng sinh erythropoiesis (ESA) hoặc viên uống bổ sung sắt để giúp chống thiếu máu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn 5. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn dừng uống một số loại thuốc gây hại cho thận, chẳng hạn như NSAIDs. 

Chế độ sinh hoạt phù hợp 

Những lưu ý trong sinh hoạt của bệnh nhân suy thận giai đoạn 5

Để bảo vệ sức khỏe thận và duy trì chức năng thận tốt nhất có thể, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân mắc bệnh thận nói chung một số điều sau đây: 

  • Xây dựng thực đơn phù hợp với người bệnh suy thận, cắt giảm muối và các khoáng chất khác như kali, phốt pho. 
  • Quản lý tốt huyết áp và đường huyết.
  • Tập luyện thể dục mức độ nhẹ và trung bình 30 phút mỗi ngày/ 5 ngày tuần
  • Bỏ hút thuốc lá. 
  • Định kỳ đi khám bác sĩ để bác sĩ có thể theo sát tiến trình bệnh và có những điều chỉnh thay đổi kịp thời trong điều trị. 

Suy thận giai đoạn 5 sống được bao lâu? 

Bệnh thận tiến triển giai đoạn 5 có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đó bởi những tổn thương nặng nề ở thận là không thể hồi phục. Nhìn chung, lọc máu và ghép thận và các giải pháp giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nhưng suy thận giai đoạn 5 có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: 

  • Thời điểm mà bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh. 
  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. 
  • Bệnh nhân có tuân thủ tốt kế hoạch điều trị hay không. 

Suy thận giai đoạn 5 chưa hẳn là một bản án tử. Với tinh thần lạc quan phối hợp cùng kế hoạch điều trị và theo dõi sát sao từ bác sĩ, bệnh nhân vẫn có nhiều hy vọng kéo dài tuổi thọ và duy trì chất lượng cuộc sống.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Stage 5 chronic kidney disease (CKD) 

https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/stages-kidney-disease/stage-5-chronic-kidney-disease-ckd

Ngày truy cập 14/6/2022

End-stage renal disease – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/end-stage-renal-disease/diagnosis-treatment/drc-20354538

Ngày truy cập 14/6/2022

End-stage kidney disease: MedlinePlus Medical Encyclopedia

https://medlineplus.gov/ency/article/000500.htm

Ngày truy cập 14/6/202

Life expectancy with chronic kidney disease: an educational review – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5203814/

Ngày truy cập 14/6/2022

Symptoms in the month before death for stage 5 chronic kidney disease patients managed without dialysis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20580200/

Ngày truy cập 14/6/2022

Phiên bản hiện tại

20/06/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Các biến chứng suy thận mạn tính và cách để phòng tránh

Người bị suy thận có được uống sữa không? Review các loại sữa tốt cho người suy thận


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 20/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo