Uống bao nhiêu sữa là được?

Mặc dù có thể khiến nồng độ của các khoáng chất vượt qua mức an toàn nhưng sữa vẫn giúp bệnh nhân suy thận bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Do đó, bệnh nhân suy thận vẫn có thể uống sữa nhưng cần giới hạn ở mức nhất định. Chẳng hạn chỉ nên uống ½ cốc sữa hoặc ½ cốc sữa chua hoặc 28g pho mát mỗi ngày.
Lựa chọn sữa cho người suy thận như thế nào?
Bên cạnh các loại sữa nguồn gốc động vật (gồm sữa béo, ít béo và không béo) có hàm lượng kali, natri, phốt pho đều cao cần được hạn chế ở bệnh nhân suy thận và đang chạy thận thì liệu sữa hạt có phải là lựa chọn tốt hơn?
Sữa cho người suy thận có nên là các loại sữa hạt?
Để thay thế các loại sữa động vật thường dùng, sữa cho người suy thận có thể là các loại sữa thực vật (hay còn gọi là sữa hạt). Sữa hạt cũng có nhiều sự lựa chọn như sữa mắc ca, yến mạch, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều. Tuy nhiên, sữa hạnh nhân và sữa hạt điều có nhiều nguy cơ tạo sỏi hơn. Còn yến mạch, mắc ca, gạo và sữa đậu nành có nguy cơ tạo sỏi tương đương sữa bình thường. Dù vậy, hàm lượng các chất cần hạn chế của chúng lại thấp nên người bệnh có thể sử dụng.
Ngoài ra, nước cốt dừa là loại thay thế sữa khá lý tưởng vì có lượng kali, natri và oxalat thấp.
Ngoài ra hiện nay cũng có nhiều sản phẩm được lưu hành trên thị trường với công bố là sữa cho người suy thận. Nhưng quan trọng là bạn cần đọc kỹ nhãn của chúng để đảm bảo ít kali, natri và phốt pho.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!