Cơ chế tăng huyết áp và tình trạng thận bị thương tổn, cụ thể hơn là suy thận, có khả năng tác động lẫn nhau. Do đó, nếu rơi vào hai tình huống này, bạn cần nhanh chóng có biện pháp điều trị nhằm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Một số chuyên gia cho rằng tăng huyết áp kéo dài sẽ gây tổn thương thận, thậm chí là suy thận. Ngược lại, một trong số những công dụng của thận là điều hòa huyết áp. Do đó, khi thận chịu tổn thương, huyết áp cũng không ổn định và có xu hướng tăng vượt mức kiểm soát.
Vậy, thực tế cơ chế tăng huyết áp tổn hại đến thận như thế nào? Bạn có thể làm gì để phòng ngừa vấn đề này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé
Thực hư vấn đề cơ chế tăng huyết áp gây suy thận
Thực tế, thận cùng với hệ tuần hoàn phụ thuộc vào nhau để hoạt động tốt và duy trì sức khỏe cho cơ thể. Thận đảm nhiệm trọng trách lấy đi chất thải cũng như các chất lỏng dư thừa trong mạch máu. Trong khi đó, các mao mạch sẽ đưa đến thận những tế bào hồng cầu mang theo oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.
Theo thời gian, cơ chế tăng huyết áp có nguy cơ thu hẹp các động mạch. Theo đó, số lượng hồng cầu vận chuyển cũng ít đi. Tế bào ở thận không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ từ từ thoái hóa và chết. Chính vì lý do này, một số nhà nghiên cứu đánh giá cơ chế tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
Cơ chế tăng huyết áp tổn thương thận như thế nào?
Mạch máu chịu tổn thương là một trong các hệ lụy của cơ chế tăng huyết áp. Những mao mạch này bao gồm cả động mạch cung cấp máu cho thận.
Nephron là đơn vị thận, phần lớn nằm ở vỏ thận. Một số ít nephron “cư ngụ’ tại phần vỏ tiếp giáp với tủy thận.
Cấu tạo của nephron gồm cầu thận, ống thận và các mạch máu liên quan. Nếu bạn bị tăng huyết áp và không có biện pháp can thiệp kịp thời, mạng lưới mao mạch quanh thận có thể hẹp, cứng và yếu đi. Lúc này, động mạch chịu tổn thương không còn đủ khả năng cung cấp đủ tế bào hồng cầu mang chất dinh dưỡng và oxy đến mô thận, từ đó hệ quả sẽ bao gồm:
Suy giảm khả năng lọc máu
Khi các nephron không đủ năng lượng để hoạt động (do thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết), máu lưu thông khắp cơ thể sẽ không còn được lọc tốt. Ngoài ra, khả năng điều hòa chất lỏng, hormone và muối trong cơ thể của thận cũng sẽ suy giảm theo.
Mất khả năng điều hòa huyết áp
Khi khỏe mạnh, thận sản sinh một loại hormone là aldosterone. Nội tiết tố này có thể giúp bạn điều hòa áp lực máu. Hàm lượng aldosterone sẽ giảm bớt nếu thận có xu hướng suy giảm chức năng, dẫn đến cơ chế tăng huyết áp lại càng vượt tầm kiểm soát. Nếu quá nhiều động mạch ở thận chịu thương tổn và ngừng hoạt động do huyết áp cao, suy thận sẽ xảy ra.
Phòng ngừa suy thận bằng cách kiểm soát huyết áp tốt
Cơ chế tăng huyết áp gây suy thận là cả một quá trình lâu năm để phát triển. Do đó, bạn vẫn còn cơ hội để phòng ngừa vấn đề này bằng cách kiểm soát huyết áp tốt.
Một số biện pháp duy trì áp lực máu luôn ở trong phạm vi lý tưởng bao gồm:
- Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng và ít muối
- Hạn chế thức uống chứa cồn như bia, rượu…
- Thường xuyên rèn luyện thể chất
- Kiểm soát căng thẳng tốt
- Bỏ thuốc lá, nếu bạn có thói quen không tốt này
- Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định từ bác sĩ
- Tìm hiểu cách kiểm tra huyết áp tại nhà
Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn kiểm tra huyết áp liên tục nếu bạn được chẩn đoán tăng huyết áp để nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường của chỉ số huyết áp. Từ đó, quá trình điều trị cũng sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, các kết quả đo huyết áp cũng sẽ phản ánh liệu quá trình điều trị có đang hoạt động tốt hay không.