- Sốt cao
- Khó thở
- Sốc
- Viêm màng não (có thể gây đe dọa đến tính mạng)
Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm
Đây là con đường lây nhiễm bệnh được xác định sau này, liên quan đến việc sử dụng kim tiêm bất hợp pháp. Cho đến nay, dạng lây truyền bệnh này mới được ghi nhận ở châu Âu.
Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu gồm:
- Đỏ ở vùng tiêm (không có vùng nào chuyển sang màu đen)
- Sưng nhiều, rõ rệt
Khi bệnh than tiến triển có thể gây:
- Sốc
- Suy đa tạng
- Viêm màng não
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Thực tế, rất nhiều bệnh thông thường có biểu hiện ban đầu giống như cúm. Khả năng bị đau họng và đau nhức cơ do bệnh than là vô cùng nhỏ.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc làm việc trong môi trường có động vật bị bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận. Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sau khi tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm từ động ở những khu vực mà bệnh than xảy ra phổ biến, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra sớm nhất có thể. Việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.
Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh than (nhiệt thán) là gì?
Bào tử vi khuẩn gây bệnh than thường hiện trong môi trường đất tự nhiên ở mọi nơi trên thế giới. Các bào tử này có thể duy trì trạng thái không hoạt động trong nhiều năm cho đến khi chúng thâm nhập vào vật chủ. Các vật chủ phổ biến gồm động vật hoang dã hoặc gia súc như cừu, ngựa, trâu, bò, dê.
Đa số trường hợp mắc bệnh ở là do có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc sản phẩm từ chúng (bao gồm thịt, da…). Ở Hoa Kỳ, một vài người đã mắc phải bệnh nhiệt thán khi lấy da của động vật nhiễm bệnh để làm trống.
Một số ít trường hợp bị nhiễm bệnh không qua tiếp xúc với động vật được ghi nhận tại Hoa Kỳ vào năm 2001. Khi đó, 22 người đã mắc bệnh sau khi tiếp xúc với bào tử vi khuẩn trên các lá thư. Trong số đó, 5 người đã tử vong vì căn bệnh này.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh than (nhiệt thán) là gì?
Bệnh phát triển sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với bào tử vi khuẩn bệnh than. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng này gồm:
- Đi đến các vùng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh
- Làm việc với vi khuẩn gây bệnh than trong phòng thí nghiệm
- Xử lý da, lông, thịt đọng vật từ các vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao
- Làm việc trong lĩnh vực thú ý, đặc biệt là có liên quan đến gia súc
- Xử lý hoặc mặc quần áo làm từ động vật hoang dã bị săn bắt
- Tiêm chích ma túy bất hợp pháp
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh than (nhiệt thán) là gì?
Trước hết, bác sĩ cần phải loại trừ được các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra những dấu hiệu và triệu chứng bạn đang có, chẳng hạn như cúm, viêm phổi. Nếu các xét nghiệm kiểm tra các nguyên nhân khác âm tính, bạn có thể làm thêm xét nghiệm liên quan cụ thể đến bệnh than, chẳng hạn như:
- Lấy mẫu da làm xét nghiệm. Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch lỏng từ tổn thương trên da hoặc mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để quan sát, kiểm tra trong phòng thí nghiệm và tìm kiếm dấu hiệu của bệnh than thể da.
- Xét nghiệm máu. Bạn có thể được lấy mẫu máu để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn bệnh than.
- Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT. Bác sĩ có khi yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh để đưa ra chẩn đoán bệnh than thể phổi chắc chắn hơn.
- Xét nghiệm phân. Để chẩn đoán bệnh than thể dạ dày – ruột, bác sĩ có thể cần lấy mẫu phân của bạn đi xét nghiệm để tìm vi khuẩn.
- Chọc dò tủy sống. Dịch tủy sống được rút ra bằng một cây kim đưa vào trong ống sống. Xét nghiệm này giúp xác nhận chẩn đoán viêm màng não do bệnh than gây ra.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!