- Nhiễm trùng thận. Khi vi khuẩn lan đến thận có thể gây viêm nhiễm tại cơ quan này, dẫn đến viêm đài bể thận. Nhiễm trùng ở thận có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ do các dấu hiệu viêm bàng quang thường ít khi được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.
- Tiểu ra máu. Đôi khi, các tế bào máu trong nước tiểu chỉ có thể được phát hiện bằng cách quan sát dưới kính hiển vi (máu vi thể) và thường sẽ khỏi khi điều trị sớm. Một vài trường hợp bị viêm bàng quang do bức xạ (xạ trị), bạn có thể nhìn thấy được máu xuất hiện trong nước tiểu, hiếm gặp ở trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn.
Đối tượng có nguy cơ gặp phải triệu chứng viêm bàng quang
Viêm bàng quang thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân là do niệu đạo của phụ nữ rất ngắn nên vi khuẩn xung quanh vùng tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Mặt khác, ở nam giới khỏe mạnh, không có vấn đề sức khỏe nào thường rất hiếm khi mắc bệnh viêm bàng quang.
Dưới đây là các yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị viêm bàng quang gồm:

Viêm bàng quang không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Với phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể làm giảm triệu chứng viêm bàng quang. Dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan mà hãy chủ động ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu viêm bàng quang nào, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải đáp các câu hỏi “Viêm bàng quang là gì?”,”Dấu hiệu và nguy cơ mắc viêm bàng quang là gì?” cũng như “Liệu viêm bàng quang có nguy hiểm không?”.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!