backup og meta

Góc giải đáp: Ngứa tai có phải dấu hiệu nguy hiểm, cách chữa là gì?

Góc giải đáp: Ngứa tai có phải dấu hiệu nguy hiểm, cách chữa là gì?

Tình trạng ngứa tai thường khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra và ai cũng có thể mắc phải. Trong một số trường hợp, triệu chứng lỗ tai bị ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. 

Việc xác định được đúng nguyên nhân gây ra những cơn ngứa lỗ tai không chỉ có thể giúp bạn giảm được triệu chứng khó chịu này mà còn giúp phòng ngừa hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến lỗ tai bị ngứa cùng những giải pháp đi kèm trong bài viết sau của Hello Bacsi.

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây ngứa tai phổ biến

Bạn có từng thắc mắc lỗ tai bị ngứa là do đâu hay ngứa tai là bệnh gì hay không? Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng ngứa tai có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

1. Khô da tai

Ráy tai có tác dụng bôi trơn bề mặt da bên trong tai, ngăn ngừa bụi bẩn và vi sinh vật xâm hại. Nếu tai không sản xuất đủ lượng ráy tai cần thiết, da tai có thể bị khô khiến bạn bị ngứa lỗ tai, thậm chí là bị bong tróc da trong tai.

2. Viêm da ống tai

Tai bị ngứa bên trong do đâu hay ngứa tai là bệnh gì? Triệu chứng ngứa lỗ tai có thể xảy ra khi lớp da ở phía trong và xung quanh ống tai bị viêm. Nguyên nhân thường là do tai bị dị ứng với các sản phẩm mỹ phẩm hoặc khuyên tai kim loại. Ngoài ra, còn có một dạng viêm da tai khác gọi là viêm da eczema.

3. Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài có thể gây đau, đỏ, ngứa và sưng tai. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do nước đọng lại trong tai, tạo điều kiện ẩm ướt để vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

4. Sử dụng máy trợ thính

Việc sử dụng máy trợ thính có thể khiến nước bị đọng trong tai gây ngứa tai hoặc gây dị ứng cho người sử dụng. Bên cạnh đó, nếu dùng máy trợ thính không phù hợp cũng có thể gây áp lực lên một số khu vực của tai, dẫn đến ngứa tai.

5. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là tình trạng da bị phát ban đỏ. Bệnh có thể xảy ra trên các bộ phận như cánh tay hoặc bên trong tai và gây ngứa lỗ tai.

Triệu chứng đi kèm khi bị ngứa tai

Ngứa tai hay tai bị ngứa có thể gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, việc gãi ngứa có thể khiến tình hình tồi tệ hơn. Khi bị nhiễm trùng, ngứa tai có thể đi kèm với các triệu chứng sau:

– Sốt

– Sưng tai

Tai chảy dịch

Tai bị ngứa: Khi nào nên đi khám?

Khi tai bị ngứa kèm các biểu hiện sau đây, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay:

  • Chảy máu hoặc chảy dịch nhiều từ tai
  • Bị mất thính lực đột ngột

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám ngay nếu triệu chứng ngứa tai không cải thiện theo thời gian hoặc sau khi đã áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra tai của bạn và thu thập thông tin bệnh sử để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tai bị ngứa. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra ráy tai dư thừa hoặc ráy tai ở khu vực gần với màng nhĩ, vì chúng có thể khiến tai bạn bị ngứa.

Ngoài ra, để xác định nguyên nhân gây ngứa lỗ tai, bác sĩ có thể hỏi bạn các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt.

Điều trị ngứa tai

điều trị ngứa tai

Mỗi khi bị ngứa tai phải làm sao hay cách trị ngứa lỗ tai tại nhà, mẹo giảm ngứa tai là gì? Việc điều trị ngứa lỗ tai thường tập trung vào việc khắc phục các vấn đề sức khỏe da tai liên quan đến nguyên nhân gây ra. Do đó, nếu tai bị ngứa do dị ứng, bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng, bao gồm hoa tai và các loại mỹ phẩm.

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ tai nào. Điều này giúp đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy khó chịu khi sử dụng chúng. Ngoài ra, nếu bị thủng màng nhĩ, bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc mỡ hay thuốc nhỏ tai nào, trừ các loại thuốc theo toa mà bác sĩ chỉ định.

Bác sĩ có thể đề nghị hoặc kê toa các loại thuốc sau như một cách trị ngứa lỗ tai:

  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Dầu em bé để làm mềm da cũng là cách trị ngứa tai
  • Thuốc mỡ giảm viêm steroid, chẳng hạn như kem hydrocortisone 1% hoặc kem betamethasone 0,1%
  • Thuốc nhỏ viêm tai ngoài, hoặc dung dịch pha loãng của cồn, axit axetic hoặc hydro peroxide

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nếu ngoài triệu chứng ngứa tai bạn kèm có thêm triệu chứng sốt, có máu hoặc mủ chảy ra từ tai.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp kể trên, bạn cũng nên cân nhắc việc làm sạch tai bằng các dịch vụ chuyên nghiệp. Mẹo giảm ngứa tai này có thể giảm thiểu chấn thương cho ống tai khi bạn loại bỏ ráy tai tích tụ.

Các biện pháp ngăn ngừa ngứa tai

Phòng ngừa tai bị ngứa bên trong thế nào? Để tránh bị kích ứng da ống tai, ngoài việc không làm sạch ráy ta quá mức, bạn cùng cần không nên làm sạch tai bằng các vật như:

  • Bông gòn
  • Băng gạc
  • Kẹp nhíp
  • Tăm bông

Trường hợp có quá nhiều ráy tai, bạn cần làm sạch ráy tai bằng các biện pháp mà bác sĩ khuyên dùng, chẳng hạn như thuốc nhỏ tai hoặc dụng cụ rửa tai.

Ngoài ra để tránh ngứa tai do các nguyên nhân như dị ứng, viêm nhiễm, bạn cần:

  • Sử dụng đồ trang sức chống dị ứng
  • Sử dụng dung dịch để làm khô nước đọng trong ống tai nếu đi bơi thường xuyên

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Itchy ear

https://www.healthline.com/health/itchy-ear#prevention Ngày truy cập: 02-03-2020

Why do my ears itch?

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/why-do-my-ears-itch Ngày truy cập: 02-03-2020

Itchy ears 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324671 Ngày truy cập: 02-03-2020

The Truth About Itchy Ears: You May Be Causing the Problem

https://health.clevelandclinic.org/the-truth-about-itchy-ears-you-may-be-causing-the-problem/ Ngày truy cập: 30/05/2022

Itchy Ears

https://med.uth.edu/orl/online-ear-disease-photo-book/chapter-15-miscellaneous/itchy-ears/ Ngày truy cập: 30/05/2022

Itchy Ears

https://www.flushinghospital.org/newsletter/itchy-ears-what-is-the-cause-and-how-do-you-treat-them/ Ngày truy cập: 30/05/2022

Phiên bản hiện tại

22/09/2023

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Điểm mặt 4 nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai cần lưu tâm

Giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 22/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo