backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Meniere

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/07/2020

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Meniere

    Hội chứng Meniere là tình trạng rối loạn tai trong ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thăng bằng và thính giác của người bệnh.

    Có nhiều lựa chọn để bạn điều trị dứt điểm hội chứng này. Trong đó, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là cách đơn giản và hiệu quả giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh.

    Hội chứng Meniere là gì?

    Hội chứng Meniere là một vấn đề xảy ra ở tai trong, ảnh hưởng lên hệ thống tiền đình và thính giác của cơ thể.

    Theo lý giải của các chuyên gia, hệ thống tiền đình quyết định cảm giác cân bằng và chuyển động của con người. Trong khi đó, hệ thống thính giác giúp con người có thể nghe thấy âm thanh của sự vật, sự việc.

    Bệnh Meniere tác động đến một bộ phận bên trong tai gọi là mê đạo. Mê đạo xương được tạo thành từ ba thành phần, bao gồm:

    • Tiền đình
    • Các ống bán khuyên
    • Ốc tai

    Các cơ quan của tai trong chứa đầy một loại chất lỏng đặc biệt giúp gửi tín hiệu đến não. Khi bạn mắc bệnh Meniere, chất lỏng sẽ tích tụ làm tắc nghẽn các cơ quan điều chỉnh thính giác và sự cân bằng. Do đó, người bị bệnh Meniere sẽ gặp các vấn đề về thăng bằng, di chuyển, buồn nôn và bị ảnh hưởng thính giác.

    Hội chứng Meniere

    Triệu chứng của hội chứng Meniere

    Hội chứng Meniere thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng
  • Ù tai
  • Mất thính giác
  • Cảm giác đầy hoặc áp lực bên trong tai
  • Những người mắc bệnh Meniere có thể phải trải qua các triệu chứng này trong khoảng thời gian từ 20 phút đến 4 giờ một lần.

    Hội chứng Meniere thường xuất hiện ở một tai. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mắc bệnh ở cả hai bên tai.

    Khi mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên, thính giác của người bệnh sẽ dần trở nên tồi tệ hơn. Kết quả thường dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Lúc này, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị giảm sút đáng kể vì không còn khả năng nghe.

    Bệnh Meniere gây chóng mặt

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Meniere

    Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh Meniere bằng chế độ ăn uống phù hợp. Hội chứng Meniere phụ thuộc vào hệ thống máu và chất lỏng trong cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống cho người mắc bệnh nên tập trung vào việc:

    • Loại bỏ các chất khiến cơ thể giữ nước
    • Dùng thuốc lợi tiểu để giảm lượng chất lỏng trong cơ thể
    • Hạn chế dùng các chất có hại làm giảm lưu lượng máu
    • Hạn chế bổ sung các thực phẩm khiến các triệu chứng của bệnh Meniere trầm trọng hơn.

    Nước và thuốc lợi tiểu

    Giữ nước trong cơ thể sẽ làm cho bệnh Meniere tồi tệ hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải ngừng uống nước. Điều cần lưu ý ở đây là bạn nên tránh các chất lỏng chứa lượng lớn đường và muối, chẳng hạn như soda hoặc nước trái cây cô đặc.

    Thay vào đó, hàng ngày bạn nên bổ sung các thức uống sau:

    • Nước
    • Sữa
    • Nước ép trái cây ít đường

    Uống nước

    Thuốc lợi tiểu cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng Meniere. Đây là loại thuốc khiến thận bài tiết nhiều nước tiểu hơn, làm giảm thể tích, nồng độ muối và áp lực chất lỏng trong cơ thể. Điều này giúp bạn quản lý tốt hơn tình trạng của mình.

    Một số loại thuốc lợi tiểu phổ biến được kê đơn cho bệnh Meniere, bao gồm:

    Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc lợi tiểu có thể bao gồm:

    • Hạ huyết áp
    • Yếu người
    • Chuột rút
    • Mất nước

    Hạn chế ăn muối và đường

    Thực phẩm có hàm lượng đường hoặc muối cao sẽ làm tích nước trong cơ thể, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Meniere.

    Đường kích hoạt phản ứng insulin từ cơ thể. Insulin giữ lại natri. Natri khiến cơ thể giữ nước. Do đó, bạn nên cố gắng tránh các thực phẩm có nồng độ đường đơn giản (simple sugars) cao, chẳng hạn như:

    • Đường
    • Mật ong
    • Siro
    • Kẹo
    • Sô-cô-la

    Hạn chế ăn chocolate khi bị bệnh Meniere

    Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào các loại thực phẩm có lượng đường phức tạp (complex sugars) cao hơn, chẳng hạn như:

    • Các loại hạt, đậu
    • Các loại ngũ cốc
    • Gạo lứt
    • Khoai lang

    Đối với muối, bạn cũng nên áp dụng quy tắc tương tự. Theo Mayo Clinic, những người mắc bệnh Meniere nên tiêu thụ dưới 2.300 miligam natri mỗi ngày.

    Các loại thực phẩm chứa ít natri bao gồm:

    Tránh uống rượu, thuốc lá và caffeine

    Tránh dùng caffeine vì nó có tác dụng kích thích và có thể làm tình trạng ù tai nghiêm trọng hơn. Caffeine và rượu cũng can thiệp vào khả năng điều chỉnh chất lỏng của cơ thể bạn. Điều này khiến các vấn đề ở tai trong trở nên tồi tệ hơn, gây đau đầu, áp lực và chóng mặt.

    Chất nicotine trong thuốc lá có thể hạn chế lưu lượng máu đến tai trong, làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Tốt hơn hết là tránh sử dụng nicotine và thuốc lá nếu bạn mắc hội chứng Meniere.

    Các lựa chọn điều trị hội chứng Meniere

    Thay đổi chế độ ăn uống là cách đơn giản nhất để làm giảm các triệu chứng Meniere tại nhà. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các phương án điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

    Thuốc không kê đơn

    Bệnh Meniere có thể gây ra các triệu chứng như:

    • Chóng mặt
    • Buồn nôn
    • Say tàu xe

    Một số loại thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng này là:

    • Thuốc chống buồn nôn, như dramamine
    • Thuốc kháng histamine, như benadryl

    Sưng bên trong tai cũng có thể góp phần gây ra chứng chóng mặt. Trong trường hợp này, bạn có thể uống thuốc chống viêm. Giảm sưng trong tai sẽ giúp giảm buồn nôn và chóng mặt.

    Thuốc OTC cho người bị bệnh Meniere

    Thuốc kê đơn

    Chóng mặt Meniere là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Meniere. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp làm giảm triệu chứng này. Các loại thuốc benzodiazepin như diazepam (valium) hoặc lorazepam (ativan) có thể được sử dụng để rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng.

    Ngoài ra, các loại thuốc chống buồn nôn như promethazine hoặc meclizine có thể được sử dụng để điều trị và kiểm soát chứng buồn nôn và nôn do chóng mặt.

    Phẫu thuật

    Phẫu thuật thường chỉ được bác sĩ đề xuất khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều không có kết quả. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm xử lý chất lỏng ở tai trong hoặc cắt dây thần kinh để điều trị triệt để các cơn chóng mặt.

    Dung Nguyễn / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo