Mách bạn 2 cách ngâm rượu tỏi chuẩn nhất giúp chữa bệnh hiệu quả
Đến đây, hẳn bạn đã biết được kha khá các tác dụng của tỏi ngâm rượu, vậy cách ngâm rượu tỏi được thực hiện như thế nào? Theo chia sẻ của nhiều người, bạn có thể sử dụng cả tỏi trắng lẫn tỏi đen để làm rượu tỏi.
1. Cách ngâm rượu tỏi trắng

Nguyên – vật liệu:
- 200g tỏi trắng khô đã bóc vỏ
- 500ml rượu trắng khoảng 40 độ
- Bình thủy tinh sạch. Để thực sự yên tâm bạn nên tiệt trùng bình thủy tinh bằng cách luộc trong nước sôi trước khi sử dụng ngâm tỏi.
Cách ngâm rượu tỏi:
- Bước 1: Cắt lát tỏi hoặc giã nhỏ, để tỏi ngoài không khí khoảng 15-30 phút.
- Bước 2: Cho tỏi vào bình rồi đổ rượu vào vừa ngập tỏi
- Bước 3: Đậy nắp bình lại và ngâm trong khoảng 10 ngày.
Với cách ngâm rượu tỏi này, bạn cần chú ý là tỏi sẽ nổi lên trên bề mặt lớp rượu nên cần thường xuyên lắc bình hoặc úp ngược bình lại để hỗn hợp đều màu và mùi vị. Bằng cách này, tỏi không trồi lên khỏi lớp rượu , tiếp xúc với không khí và bị hư hay mốc.
Cách ngâm rượu tỏi này sẽ giúp bạn có được một bình rượu tỏi đậm màu dần. Màu vàng nhạt ban đầu sẽ dần chuyển sang màu đậm cánh gián đẹp mắt.
Cách uống rượu tỏi:
Để tác dụng của rượu tỏi phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên dùng 40 giọt rượu tỏi (khoảng 1 thìa cà phê) cho một lần uống. Mỗi ngày uống rượu tỏi 2 lần, tốt nhất vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Người dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu tỏi để theo dõi sự thay đổi sau khi uống rượu.
2. Cách ngâm rượu tỏi đen

Tỏi đen là tỏi được lên men khoảng 1 tháng. Loại tỏi này dẻo, có vị ngọt, khác với tỏi sống ở chỗ là không có mùi hăng nồng. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra, tỏi đen có tác dụng dược lý đối với sức khỏe con người cao gấp nhiều lần đối với tỏi trắng bình thường. Cụ thể, tỏi đen có tác dụng vượt trội trong tăng cường khả năng miễn dịch của con người, chống oxy hoá, chống viêm kháng khuẩn, ổn định mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và bệnh lý cơ xương khớp. Tỏi đen đã qua quá trình bào chế nên có thể ăn trực tiếp hoặc cũng có thể làm thành phần của món ăn, ngâm với mật ong hay ngâm với rượu. Tham khảo ngay cách ngâm rượu tỏi đen vừa ngon vừa bổ:
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- 200g tỏi đen
- 1-1,5 lít rượu nếp nguyên chất từ 45 độ trở lên
- Bình thủy tinh sạch
Cách ngâm rượu tỏi:
- Bước 1: Bóc hết vỏ tỏi đen lấy phần thịt tỏi
- Bước 2: Cho tỏi vào bình ngâm với rượu.
- Bước 3: Sau khoảng 2 ngày, lắc đều bình để tỏi ngấm đều rượu.
Rượu ngâm sau 4-7 ngày là dùng được. Cách ngâm rượu tỏi đen tốn ít thời gian chờ đợi hơn. Nghĩa là, rượu tỏi đen có thể được dùng sớm hơn rượu tỏi trắng. Nguyên nhân là do bản thân tỏi đen là thực phẩm đã được lên men.
Cách dùng rượu tỏi:
Cách dùng rượu tỏi đen giống với cách uống rượu tỏi trắng:
- Nên dùng 40 giọt rượu tỏi (khoảng 1 thìa cà phê) cho một lần uống.
- Mỗi ngày dùng 2 lần, tốt nhất là vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Người dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu tỏi để theo dõi sự thay đổi sau khi uống.
Lưu ý trong cách ngâm rượu tỏi
Một số người ngâm rượu tỏi sẽ thấy tỏi chuyển sang màu xanh. Tỏi này thực ra vẫn ăn được, chỉ là nó không có tác dụng tốt như tỏi ngâm cho đúng màu vàng đậm.

Nguyên nhân vì sao tỏi ngâm có màu xanh vẫn chưa được nghiên cứu rõ, nhưng người ta cho rằng tỏi ngâm chuyển xanh là do:
- Không bóc vỏ tỏi mà để nguyên củ tỏi khi ngâm
- Dùng rượu không đúng độ (tốt nhất là rượu khoảng 40-45 độ)
- Dùng loại tỏi chưa khô hẳn, vẫn còn nước (trong tỏi non vẫn còn nhiều nước nên dùng tỏi non ngâm rượu dễ bị ngả xanh)
- Trong củ tỏi có mầm, mùa hè tỏi thường không mọc mầm, nhưng đến mùa đông sẽ tự động nảy mầm. Nếu ngâm vào mùa đông thì tỏi thường sẽ chuyển xanh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!