backup og meta

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây ngứa miệng phổ biến và cách xử lý hiệu quả

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây ngứa miệng phổ biến và cách xử lý hiệu quả

Tình trạng ngứa ở khoang miệng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, triệu chứng miệng bị ngứa và sưng có thể là biểu hiện của sốc phản vệ – một phản ứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. 

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng ngứa miệng trong bài viết sau của Hello Bacsi bạn nhé!

Điểm mặt 5 nguyên nhân gây ngứa miệng thường gặp 

Bạn có thường thắc mắc bị ngứa miệng là do đâu hay nguyên nhân gây ngứa vòm miệng trên là gì hoặc ngứa trong miệng là bệnh gì hay không? Theo các chuyên gia sức khỏe, cảm giác ngứa ở khoang miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

1. Hội chứng dị ứng miệng

Hội chứng dị ứng miệng

Hội chứng dị ứng miệng (oral allergy syndrome – OAS) là một dạng dị ứng thực phẩm gây ảnh hưởng đến khoang miệng, môi, lưỡi và cổ họng. Hội chứng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tìm thấy sự tương đồng giữa protein trong thực phẩm và protein gây dị ứng trong một số loại phấn hoa. Kết quả là cơ thể phản ứng lại với những loại thực phẩm này giống như cách chúng phản ứng với chất gây dị ứng là phấn hoa.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Nổi mẩn đỏ, ngứa ở trong và xung quanh miệng, lưỡi và cổ họng
  • Sưng các mô ở trong và xung quanh miệng
  • Thay đổi mùi vị thức ăn trong miệng
  • Ngứa ống tai ngoài

Trong đa số trường hợp, các triệu chứng trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi OAS có thể dẫn đến sốc phản vệ – một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh.

Các loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng OAS bao gồm:

  • Quả hạch
  • Táo
  • Cần tây
  • Các loại đậu
  • Cá và các loại động vật có vỏ
  • Trứng
  • Sữa bò
  • Đậu nành
  • Lúa mì…

2. Ngứa miệng do sốc phản vệ

Triệu chứng ngứa trong miệng dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ. Sốc phản vệ cũng là một dạng của phản ứng dị ứng nhưng nghiêm trọng hơn OAS rất nhiều và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Sốc phản vệ thường bắt đầu bằng triệu chứng ngứa ran hoặc sưng miệng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng thường gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Nọc độc của ong hoặc các loại côn trùng khác như bọ cạp, kiến, bọ xít…
  • Thuốc
  • Một số loại thực phẩm
  • Mủ cao su

Sốc phản vệ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây ra huyết áp thấp và sưng phù nặng. Tình trạng sưng có thể xảy ra ở miệng và cổ họng, khiến người bệnh bị tắc nghễn đường thở gây khó thở. Bên cạnh đó, sốc phản vệ còn gây ra các vấn đề như:

  • Chóng mặt
  • Nhịp tim không đều
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Ngất xỉu
  • Mất ý thức

3. Ngứa miệng do nhiễm virus

Chóng mặt do sốc phản vệ

Virus cảm lạnh và cảm cúm cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ngứa trong khoang miệng, có thể kèm ngứa lưỡi ngứa họng. Khi người bệnh bị nhiễm virus, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra các tế bào chuyên biệt để tiêu diệt mầm bệnh.

Tuy nhiên, sự tích tụ của các tế bào miễn dịch này có thể làm cho vòm miệng và cổ họng bị viêm và tắc nghẽn, gây ra cảm giác ngứa ngáy. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

4. Nấm miệng

Nấm miệng, hay còn gọi là tưa miệng, là bệnh xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm men Candida trong lớp màng nhầy ở miệng và cổ họng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nấm miệng bao gồm:

  • Khô miệng
  • Xuất hiện các mảng dày màu trắng kem ở lưỡi, má trong, vòm miệng và cổ họng
  • Cảm giác nóng rát, khó chịu và đau nhức ở các khu vực bị ảnh hưởng
  • Mất vị giác
  • Đau khi ăn hoặc nuốt

Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh nấm miệng nếu có các yếu tố sau:

  • Dùng răng giả
  • Hút /nhai thuốc lá
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Sử dụng corticosteroid hoặc thuốc hít điều trị bệnh hen suyễn
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

5. Ngứa miệng do lở miệng (giộp môi)

Lở miệng là hiện tượng hình thành các vết loét bên ngoài khoang miệng, thường là ở trên hoặc xung quanh môi. Tình trạng này thường do virus herpes simplex (HSV) gây ra và rất dễ lây lan. Chứng lở miệng thường phát triển theo các giai đoạn sau:

  • Người bệnh cảm thấy ngứa ran, cảm giác châm chích và đau quanh vị trí bị ảnh hưởng
  • Sau một vài ngày, một vết phồng rộp chứa đầy chất lỏng sẽ xuất hiện. Các vết phồng có thể gộp lại với nhau, gây nhiễm trùng, chảy mủ.
  • Vết phồng rộp sẽ vỡ ra, đóng vảy và tạo thành vết loét. Các vết loét này thường sẽ tự lành và không để lại sẹo.

Tổng hợp các trường hợp ngứa miệng thường gặp

triệu chứng ngứa miệng và họng

Để tìm được biện pháp khắc phục, bạn cần khoanh vùng các nguyên nhân thường gặp cho một số trường hợp ngứa miệng nhất định, bao gồm:

Ngứa miệng và cổ họng

Nếu bạn bị ngứa miệng và cổ họng, các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Dị ứng thực phẩm nghiêm trọng
  • Dị ứng với thuốc
  • Dị ứng theo mùa
  • Nấm miệng
  • Sốc phản vệ

Ngứa miệng và môi

Nếu miệng và môi của bạn bị ngứa, bạn có thể bị:

  • Lở miệng
  • Nấm miệng
  • Dị ứng thực phẩm nhẹ

Ngứa miệng sau khi ăn

Bị ngứa trong miệng sau khi ăn có thể là do:

  • Dị ứng thực phẩm từ nhẹ đến nặng
  • Dị ứng với thuốc
  • Hội chứng dị ứng miệng
  • Sốc phản vệ.

Điều trị ngứa khoang miệng

Đến đây hẳng là bạn không còn thắc mắc ngứa trong miệng là bệnh gì, vậy cách trị ngứa vòm miệng là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, phương pháp điều trị ngứa khoang miệng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa, cụ thể như sau:

1. Điều trị hội chứng dị ứng miệng

Thông thường, ngứa miệng ở mức độ nhẹ do hội chứng dị ứng miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong trường hợp dị ứng gây ra các vấn đề khác như nghẹt mũi, hắt hơi… người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng histamin để kiểm soát triệu chứng.

2. Điều trị sốc phản vệ

Sốc phản vệ rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi có biểu hiện của sốc phản vệ, người bệnh cần gọi ngay cho cấp cứu hoặc nhờ người quen đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp gặp phải các phản ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng dụng cụ tiêm tự động epinephrine (EpiPen). Epinephrine là một loại hormone có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ trơn, giải phóng đường thở và giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, dù có dùng Epinephrine hay không, người bệnh vẫn cần liên lạc ngay với đơn vị y tế để được kiểm tra và hỗ trợ.

3. Điều trị ngứa miệng do nhiễm nấm

Nếu nguyên nhân gây ngứa là do nhiễm nấm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc chống nấm như:

4. Điều trị tình trạng lở miệng

Thuốc giảm đau

Nếu triệu chứng ngứa khoang miệng do nhiễm virus gây lở miệng phải làm sao? Câu trả lời là lở miệng do virus herpes simplex thường tự biến mất sau một vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm triệu chứng đau nhức do vết loét gây ra, bạn có thể chườm lạnh lên vết loét hoặc dùng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hay paracetamol.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc kháng virus như Acyclovir (Xerese®, Zovirax®) hoặc Valacyclovir (Valtrex®) để mau lành vết thương hơn.

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Nếu nghi ngờ mình bị ngứa miệng do nhiễm trùng, bạn nên đi khám để được điều trị triệt để. Bên cạnh đó, nếu bạn có triệu chứng dị ứng nhưng không rõ nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, hãy đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa dị ứng.

Thông qua các xét nghiệm chuyên khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác chất gây dị ứng. Đồng thời, bạn cũng có thể được kê toa epinephrine và hướng dẫn điều trị tại nhà sau khi chẩn đoán.

Phòng ngừa tình trạng ngứa miệng

Để ngăn ngừa ngứa miệng do dị ứng, người bệnh cần tránh xa chất gây dị ứng đã được xác định thông qua quá trình chẩn đoán. Đối với ngứa miệng do nhiễm nấm, người bệnh cần thực hiện vệ sinh răng miệng tốt và thực hiện một số thay đổi lối sống, bao gồm:

  • Tháo bỏ răng giả trước khi đi ngủ (đối với răng tháo lắp)
  • Súc miệng kỹ càng sau khi sử dụng thuốc hít corticosteroid
  • Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên
  • Bỏ hút /nhai thuốc lá, hạn chế tối đa hút thuốc lá thụ động

Triệu chứng bị ngứa miệng thường là do dị ứng thực phẩm nhẹ hoặc nhiễm trùng khoang miệng gây ra. Đa phần tình trạng này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, nó cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề nguy hiểm hơn, bao gồm sốc phản vệ. Do đó, khi ngứa miệng đi kèm với các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, mất ý thức… bạn cần gọi ngay cho cấp cứu để được hỗ trợ khẩn cấp.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is your itchy mouth caused by oral allergy syndrome?

https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=1_9ux5hpz3 Ngày truy cập: 29-06-2020

Food allergy

https://www.nhs.uk/conditions/food-allergy/symptoms/ Ngày truy cập: 29-06-2020

Oral allergy syndrome or pollen fruit syndrome

https://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/allergy-library/outdoor-food-allergies-relate Ngày truy cập: 29-06-2020

Are Fruits and Vegetables Making Your Mouth Itchy? You May Have Oral Allergy Syndrome (OAS)

https://www.nationaljewish.org/conditions/health-information/health-infographics/oral-allergy-syndrome-oas-fruits-veg-mouth-itchy Truy cập ngày 29/07/2022

If Raw Fruits Or Veggies Give You A Tingly Mouth, It’s A Real Syndrome

https://www.npr.org/sections/thesalt/2017/05/22/529151256/if-raw-fruits-or-veggies-give-you-a-tingly-mouth-it-s-a-real-syndrome Truy cập ngày 29/07/2022

Phiên bản hiện tại

19/10/2023

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Ráy tai ướt có sao không? Ráy tai như thế nào là bình thường?

Miệng bị chua là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 19/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo