backup og meta

Rối loạn dây thần kinh số 3

Rối loạn dây thần kinh số 3

Dây thần kinh số 3 hay còn được gọi là dây thần kinh vận nhãn, chủ yếu đảm nhận vai trò điều khiển các cơ mặt để di chuyển nhãn cầu vào trong, điều khiển cử động cho cơ mí mắt,…Vì một số lý do, rối loạn dây thần kinh số 3 có thể diễn ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động vận nhãn. 

Vậy hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về rối loạn dây thần kinh số 3 để hiểu rõ hơn về bệnh này nhé!

Tìm hiểu chung

Rối loạn dây thần kinh số 3 là gì?

Dây thần kinh não thứ ba được gọi là dây thần kinh vận nhãn chịu trách nhiệm cho mí mắt và các chuyển động của chúng. Rối loạn dây thần kinh số 3 là một chứng rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh sọ thứ ba. Kết quả dẫn đến nhìn đôi và mí mắt rủ xuống.

Bạn có thể quan tâm: Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng cách nào?

Triệu chứng

triệu chứng rối loạn dây thần kinh số 3

Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn dây thần kinh số 3 là gì?

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn dây thần kinh số 3 là:

  • Nhìn đôi
  • Một mí mắt rủ xuống (mí mắt sụp)
  • Đồng tử không co nhỏ lại khi chiếu ánh sáng vào
  • Nhức đầu hoặc đau mắt

Các triệu chứng khác có thể xảy ra nếu nguyên nhân là một khối u hoặc phù não. Mất tỉnh táo là triệu chứng nghiêm trọng của rối loạn dây thần kinh số 3, bởi vì nó có thể là dấu hiệu của tổn thương não hoặc tử vong sắp xảy ra.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn dây thần kinh số 3?

Rối loạn dây thần kinh số 3 này ảnh hưởng đến dây thần kinh não thứ ba trong hộp sọ. Đây là một trong những dây thần kinh não điều khiển chuyển động của mắt. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Phình động mạch não
  • Nhiễm trùng
  • Mạch máu bất thường (dị dạng mạch máu)
  • Huyết khối xoang
  • Tổn thương mô do giảm lưu lượng máu (nhồi máu)
  • Chấn thương (chấn thương đầu hoặc vô tình gây ra trong khi phẫu thuật)
  • Khối u hoặc tăng trưởng khác (đặc biệt là khối u ở đáy não và tuyến yên)

Trong những trường hợp hiếm hoi, những người mắc chứng đau nửa đầu có vấn đề tạm thời với dây thần kinh vận nhãn. Điều này có thể do co thắt mạch máu. Trong một số trường hợp, không tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn.

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể phát triển rối loạn dây thần kinh sọ số 3.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn dây thần kinh số 3?

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra mắt để phát hiện:

  • Đồng tử phình to (bị giãn) bên mắt bị ảnh hưởng
  • Mắt chuyển động bất thường
  • Hai mắt không đồng bộ

Bác sĩ khám toàn diện để tìm hiểu các phần khác của hệ thần kinh có bị ảnh hưởng hay không. Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây rối loạn dây thần kinh số 3, bạn có thể cần:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm kiểm tra các mạch máu đến não (chụp mạch não, chụp CT mạch não hoặc chụp MRI mạch não)
  • Chụp MRI hoặc CT não
  • Tủy sống (chọc dịch não tủy)

Bạn có thể cần gặp một bác sĩ chuyên về các vấn đề thị lực liên quan đến thần kinh (bác sĩ nhãn khoa thần kinh).

chẩn đoán rối loạn dây thần kinh số 3

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn dây thần kinh số 3?

Một số người tự hồi phục mà không cần điều trị. Điều trị nguyên nhân (nếu có thể tìm thấy) có thể làm giảm các triệu chứng.

Các phương pháp điều trị khác để giảm triệu chứng của viêm hoặc rối loạn dây thần kinh số 3 có thể bao gồm:

  • Thuốc corticosteroid giảm sưng và áp lực lên dây thần kinh (khi gây ra bởi khối u hoặc chấn thương)
  • Miếng che mắt hoặc kính có lăng kính để giảm nhìn đôi
  • Thuốc giảm đau
  • Phẫu thuật điều trị mí mắt hoặc mắt không đồng bộ

Một số người sẽ đáp ứng với điều trị. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, mí mắt bị sụp vĩnh viễn hoặc mắt không chuyển động được nữa.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý rối loạn dây thần kinh số 3?

Để giảm nguy cơ phát triển rối loạn dây thần kinh số 3, bạn nên được điều trị kịp thời cho bất kỳ tình trạng nào có thể gây chèn ép lên dây thần kinh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cranial mononeuropathy III. https://medlineplus.gov/ency/article/000698.htm. Ngày truy cập 10/08/2018

Cranial mononeuropathy III – diabetic type https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/cranial-mononeuropathy-iii-diabetic-type Ngày truy cập 19/4/2022

Cranial Nerve III Palsy https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK526112/ Ngày truy cập 19/4/2022

Cranial mononeuropathy III – compression type https://assets.aarp.org/external_sites/adam/html/1/000698.html Ngày truy cập 19/4/2022

Multiple Cranial Neuropathies https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/multiple-cranial-neuropathies Ngày truy cập 19/4/2022

 

Phiên bản hiện tại

19/04/2022

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

Chóng mặt do rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám và dùng thuốc ra sao?

Uống trà nóng mỗi ngày giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 19/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo