Say tàu xe có thể là cơn ác mộng của rất nhiều người. Mỗi lần đi xe khách, bạn lại khổ sở vì tình trạng này mà không biết làm sao để thoát khỏi nó. Bạn thắc mắc tại sao mình lại cứ bị say tàu xe? Cách chống say xe thế nào?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Say tàu xe có thể là cơn ác mộng của rất nhiều người. Mỗi lần đi xe khách, bạn lại khổ sở vì tình trạng này mà không biết làm sao để thoát khỏi nó. Bạn thắc mắc tại sao mình lại cứ bị say tàu xe? Cách chống say xe thế nào?
Say tàu xe là tình trạng mất ổn định của tai trong do xe lắc hoặc bất kỳ tác động nào tới tai trong. Bạn có thể phòng ngừa và chống say xe bằng nhiều cách.
Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể qua các con đường khác nhau bằng hệ thần kinh bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, ví dụ như khi đi bộ, não sẽ điều khiển bằng cách tổng hợp các thông tin về con đường bạn đang đi.
Tuy nhiên, khi bạn đi xe khách hay đi tàu thì khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp.
Ví dụ như nếu bạn ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải, nhưng đôi mắt lại chỉ thấy được cảnh tĩnh. Do đó, người ta giả thiết rằng xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra tình trạng say tàu xe.
Khi bị say xe, bạn sẽ cảm thấy:
Ngoài ra, các dấu hiệu sau cũng cho thấy bạn bị say xe nhẹ:
Các triệu chứng say xe thường chấm dứt khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Đối với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc. Do đó, bạn nên thực hiện nhiều cách khi đang đi xe để chống say xe như sau:
Các nhà khoa học khuyên bạn nên nhìn ra ngoài cửa sổ khi xe đang di chuyển và nhìn về phía chân trời theo hướng xe đi. Nhờ đó, mắt bạn sẽ nhìn thấy sự chuyển động và các tín hiệu truyền đến não sẽ không bị mâu thuẫn với nhau.
Vào ban đêm hoặc trên tàu không có cửa sổ, bạn nên nhắm mắt lại hoặc nếu có thể, hãy ngủ một lát. Điều này giải quyết mâu thuẫn giữa các tín hiệu truyền đến não của mắt và tai trong.
Một phương pháp đơn giản để giảm nhẹ tình trạng say xe thông thường là nhai kẹo cao su. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn đồ ngọt hay nhai bất cứ thứ gì có thể làm giảm tác động sai giữa các tín hiệu truyền đến não, mắt và tai trong.
Không khí trong lành, mát mẻ cũng có thể làm giảm nhẹ tình trạng say tàu xe. Vì thế, xe cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để không khí trong lành.
Bạn có thể nhai gừng tươi hoặc dùng thuốc gừng để làm giảm các triệu chứng. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về việc nhai gừng có ích cho tình trạng say xe hay không.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng bấm huyệt có thể giúp làm giảm các triệu chứng của say tàu xe như châm cứu.
Sau đây là một số mẹo quan trọng để ngăn ngừa tình trạng say tàu xe:
Các nghiên cứu y học vẫn chưa đưa ra bằng chứng cho thấy các biện pháp chữa bệnh dân gian phổ biến như dùng bánh quy soda và nước 7 Up hoặc các sản phẩm gừng có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng say tàu xe. Do đó, nếu dùng những thực phẩm, thức uống trên mà không mang lại hiệu quả, bạn nên dừng lại ngay nhé.
Thuốc cũng là một cách tốt để ngăn ngừa say tàu xe trước khi đi du lịch. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể sử dụng:
Trên đây là một số điều bạn nên biết về nguyên nhân và cách chữa trị, phòng tránh say tàu xe.
Bạn biết đấy, say tàu xe là cảm giác cực kỳ khó chịu và mệt mỏi. Bạn đã chịu đựng cảm giác này trong bao lâu rồi? Có thể những biện pháp trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Ngoài ra, nếu bạn đi xe nhiều lần thì bạn sẽ dần cảm thấy quen và không còn mệt mỏi vì say xe nữa. Do đó, bạn đừng quá lo lắng về tình trạng này nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!