Hầu hết trường hợp, người bệnh chỉ có một bên tai bị ảnh hưởng và gây ra chóng mặt tư thế lành tính.
Yếu tố nguy cơ của chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
Tình trạng này thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi nhưng cũng có xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào khác. So với nam giới, nữ giới dễ gặp phải tình trạng này hơn. Ngoài ra, các chấn thương đầu hay bất kỳ rối loạn nào liên quan đến hệ thống tiền đình ở tai trong cũng sẽ làm tăng khả năng bị chóng mặt tư thế.
Chẩn đoán bệnh chóng mặt kịch phát lành tính

Bác sĩ sẽ cần tiến hành một số thử nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt tư thế ở người bệnh. Trong lúc khám sức khỏe, họ sẽ kiểm tra các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu và triệu chứng chóng mặt xảy ra khi chuyển động đầu hoặc mắt, sau đó giảm bớt trong vòng 1 phút
- Chóng mặt với chuyển động mắt khi bạn nằm ngửa với đầu nghiêng sang một bên và hơi hướng về mép giường bệnh
- Chuyển động mắt không tự chủ từ bên này sang bên khác (rung giật nhãn cầu)
- Không có khả năng kiểm soát chuyển động của mắt
Nếu vẫn chưa xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiếp tục đề nghị tiến hành thêm các xét nghiệm bổ sung, như:
Điều trị chóng mặt kịch phát lành tính
Tình trạng này có thể tự khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, để giảm bớt các triệu chứng hoặc giảm khả năng tái phát, bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp tái định vị canalith.
Một số cách có thể giúp bạn vượt qua được cơn chóng mặt tư thế lành tính. Hãy thử:
- Cố gắng giữ thăng bằng nếu không sẽ dễ bị té ngã và gây chấn thương nghiêm trọng
- Ngồi xuống ngay khi cảm thấy chóng mặt, choáng váng
- Bật đèn sáng nếu bạn thức dậy vào ban đêm
- Đi bộ với gậy chống để tăng sự vững vàng, giảm nguy cơ té ngã
- Trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách quản lý các triệu chứng hiệu quả
Sau khi điều trị thành công, tình trạng này vẫn có khả năng tái phát. Thế nhưng, may mắn thay, dù không có cách chữa trị đặc hiệu nhưng bạn hoàn toàn kiểm soát được bằng các biện pháp vật lý trị liệu và quản lý tại nhà.
Biến chứng của bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
Tình trạng này ít khi gây ra biến chứng nghiêm trọng, nó chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy choáng váng, khó chịu. Tuy nhiên, khi bị chóng mặt, bạn có nguy cơ mất thăng bằng và té ngã. Điều đó có thể dẫn đến nhiều chấn thương nghiêm trọng.