Giúp bệnh nhân tập co duỗi chân tay mỗi ngày ít nhất hai lần để phòng ngừa co cứng cơ. Hỗ trợ người bệnh thực hiện những động tác trong sinh hoạt hàng ngày với mục tiêu vận động càng nhiều càng tốt. Thậm chí tình trạng bệnh nhân tốt hơn còn có thể tập đi bằng gậy/khung tập/xe lăn hay tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ. Xoa bóp chân tay và các cơ để làm chậm quá trình teo cơ, rút gân. Đưa bệnh nhân đi thực hiện vật lý trị liệu tại bệnh viện. Đối với các bệnh nhân bị liệt toàn thân hoặc không thể cử động, bạn nên thường xuyên giúp bệnh nhân thay đổi tư thể để tránh hoại tử vùng lưng. 
-
Liệu pháp ngôn ngữ hoặc các hình thức giao tiếp thay thế
Trong giai đoạn phục hồi, nhiều người bị khó phát âm, ghép các từ không có nghĩa với nhau hoặc không thể tìm được từ phù hợp để diễn đạt ý muốn. Đây là hậu quả của việc vùng não phụ trách ngôn ngữ bị tổn thường và/hoặc các cơ tại thanh quản bị cứng.
Người thân trong gia đình nên kiên nhẫn nghe người bệnh nói hết, không hiểu có thể yêu cầu diễn đạt lại. Sau đó, bạn hãy trao đổi lại với bệnh nhân xem liệu bạn có đang hiểu đúng ý họ không và có thể giúp họ điều chỉnh lại cách diễn đạt sao cho thật ngắn gọn hoặc theo cách khác rõ ràng hơn. Có thể tập giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ tay, viết ra giấy, dùng bảng chữ cái hoặc gõ vào máy tính/điện thoại. Bạn nên ghi nhận, động viên khích lệ những nỗ lực của họ. Trong quá trình giao tiếp với người bệnh, bạn nên giảm hết mức các tiếng ồn bên ngoài để nghe họ nói chuyện được rõ hơn, đồng thời nên nhìn vào mắt người bệnh để biểu đạt rằng bạn đang lắng nghe.
Trong thời gian chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não, hãy dành thời gian trò chuyện mỗi ngày bằng thái độ vui vẻ, tích cực dù họ còn nhận thức được hay không. Như vậy, bệnh nhân sẽ duy trì được tinh thần thoải mái, tránh bực bội thất vọng khi nhận ra người khác không hiểu ý mình.
-
Thuốc men
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!