backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bỏ túi những loại thuốc trị đau đầu hiệu quả

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 06/05/2022

    Bỏ túi những loại thuốc trị đau đầu hiệu quả

    Đau đầu là một tình trạng rất phố biến, gây khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh. Các thuốc trị đau đầu có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc đau đầu này, bạn nên tránh dùng các sản phẩm chứa caffeine.

    Khi bạn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bác sĩ thường chỉ định các thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này. Nhiều loại thuốc giảm đau đầu trong số này là các thuốc không cần toa, trong khi các loại thuốc khác đòi hỏi phải có toa bác sĩ. Khi dùng các thuốc đau đầu, bạn nên tránh các sản phẩm có chứa caffeine. Bất kỳ loại thuốc có chứa thuốc an thần hoặc gây nghiện nên được sử dụng một cách cẩn trọng.

    Lưu ý: Nếu các thuốc làm giảm triệu chứng được sử dụng nhiều hơn 2 lần một tuần, bạn nên gặp bác sĩ để được kê toa thuốc phòng ngừa đau đầu. Lạm dụng các thuốc điều trị triệu chứng có thể làm các triệu chứng đau đầu xảy ra thường xuyên hơn hoặc xấu đi.

    Các loại thuốc đau đầu phổ biến

    Các loại thuốc giảm đau thông thường

    các loại thuốc đau đầu

    Acetaminophen

    • Tên thương hiệu: Tylenol
    • Công dụng: Giảm đau
    • Các tác dụng phụ: Các tác dụng phụ ít xảy ra nếu uống thuốc theo chỉ dẫn, gồm: thay đổi công thức máu và tổn thương gan

    Aspirin

    • Tên thương hiệu: Bayer, Bufferin, Ecotrin
    • Công dụng: Giảm đau
    • Thận trọng: Không sử dụng ở trẻ em dưới 14 tuổi do khả năng gây ra hội chứng Reve (một tình trạng thần kinh đe dọa tính mạng)
    • Các tác dụng phụ: Ợ nóng, chảy máu dạ dày, co thắt phế quản hoặc co thắt gây hẹp đường hô hấp, sốc phản vệ (dị ứng đe dọa tính mạng), viêm loét

    Các loại thuốc trị đau đầu thường dùng

    Fenoprofen

    • Tên thương hiệu: Nalfon
    • Công dụng: Phòng ngừa đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu; đau đầu do hormone
    • Các tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, chóng mặt, buồn ngủ

    Flurbiprofen

    • Tên thương hiệu: Ansaid
    • Công dụng: Phòng ngừa đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu. Điều trị đau đầu do căng thẳng; đau nửa đầu
    • Các tác dụng phụ: Tiêu hóa khó chịu, buồn ngủ, chóng mặt, các vấn đề về thị lực, viêm loét

    Ibuprofen

    • Tên thương hiệu: Advil, Motrin IB, Nuprin
    • Công dụng: Điều trị nhức đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu
    • Các tác dụng phụ: Tiêu hóa khó chịu, chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, phát ban, tổn thương gan

    Ketoprofen

    • Tên thương hiệu: ACTRON
    • Công dụng: Phòng chống đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu. Điều trị chứng đau nửa đầu
    • Các tác dụng phụ: Tiêu hóa khó chịu, chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, phát ban, tổn thương gan

    Nabumeton

    • Tên thương hiệu: RELAFEN
    • Công dụng: Phòng chống đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu
    • Các tác dụng phụ: Táo bón, ợ nóng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa

    Naproxen

    • Tên thương hiệu: Aleve
    • Công dụng: Phòng chống đau đầu do căng thẳng; đau đầu do hormone. Thuốc điều trị chứng đau nửa đầu
    • Các tác dụng phụ: Tiêu hóa khó chịu, chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, phát ban, tổn thương gan

    các loại thuốc đau đầu

    Diclofenac

  • Tên thương hiệu: Cataflam
  • Công dụng: Điều trị đau đầu do căng thẳng; chứng đau nửa đầu
  • Các tác dụng phụ: Đau bụng, đầy hơi, chóng mặt, buồn ngủ, mất cảm giác ngon miệng
  • Ketorolac

    • Tên thương hiệu: TORADOL
    • Công dụng: Điều trị đau đầu do căng thẳng
    • Các tác dụng phụ: Tiêu hóa khó chịu, buồn ngủ, chóng mặt, các vấn đề về thị lực, viêm loét

    Meclofenate

    • Tên thương hiệu: Meclomen
    • Công dụng: Điều trị đau đầu do căng thẳng
    • Các tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, chóng mặt, buồn ngủ

    Carisoprodol

    • Tên thương hiệu: Soma
    • Công dụng: Điều trị đau đầu do căng thẳng
    • Các tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nhức đầu, căng thẳng, nổi mẩn trên da, chảy máu

    Orphenadrinecitrate

    • Tên thương hiệu: Norflex
    • Công dụng: Điều trị đau đầu do căng thẳng
    • Các tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng, mắt mờ

    Methocarbamol

    • Tên thương hiệu: Robaxin
    • Công dụng: Điều trị đau đầu căng thẳng
    • Các tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nước tiểu sậm màu

    Cyclobenzaprin HCL

    • Tên thương hiệu: Flexeril
    • Công dụng: Điều trị đau đầu do căng thẳng
    • Các tác dụng phụ: Khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt

    Metaxalone

    • Tên thương hiệu: Skelaxin
    • Công dụng: Điều trị nhức đầu do căng thẳng
    • Các tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng

    Lưu ý khi dùng thuốc đau đầu không theo toa

    các loại thuốc trị đau đầu

    Các thuốc giảm đau không cần toa được chứng minh là an toàn khi bạn sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Ngoài ra, một số lưu ý khi bạn dùng các thuốc trị đau đầu không theo toa như:

    • Hiểu rõ thông tin các hoạt chất trong mỗi sản phẩm thuốc đau đầu. Hãy chắc chắn bạn đọc toàn bộ thông tin thuốc.
    • Không dùng quá liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
    • Cẩn thận xem xét cách sử dụng thuốc giảm đau nhanh và tất cả các loại thuốc vì tình trạng lạm dụng thuốc rất dễ xảy ra.
    • Kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng sản phẩm có chứa aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc nếu bạn có vấn đề về chảy máu; hen suyễn; từng phẫu thuật hoặc phẫu thuật nha khoa gần đây hay sắp có phẫu thuật; có loét, rối loạn thận hoặc gan; dùng bất cứ loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs).
    • Kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng acetaminophen nếu bạn có các vấn đề về thận hoặc gan.

    Bạn có thể xem thêm: Các dạng đau đầu và cách chữa đau đầu không dùng thuốc

    Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuốc đau đầu đang thông dụng hiện nay. Một lưu ý quan trọng rằng đừng lạm dụng thuốc giảm đau mà hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ khi thường xuyên bị đau, nhức đầu nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 06/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo