Thời gian tắm nắng tối đa chỉ nên kéo dài liên tục trong 15-20 phút tùy theo khả năng chịu đựng của da để giảm thiểu nguy cơ tổn thương da. Tốt nhất, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra mức độ phơi nắng phù hợp cho mình.
Trị liệu quang học
Trị liệu quang học là thuật ngữ dùng để mô tả việc điều trị vảy nến bằng ánh sáng tổng hợp từ các thiết bị y tế, được tiến hành trong phòng khám hoặc bệnh viện do bác sĩ thực hiện.
Trị liệu bằng quang học sử dụng tia cực tím của ánh sáng mặt trời bao gồm tia UVA và tia UVB. Trong đó, tia UVB thường được sử dụng nhiều hơn để điều trị vảy nến vì chúng có khả năng thay đổi hệ thống miễn dịch ở người bệnh và ít tác dụng phụ hơn tia UVA.
Cách chữa vảy nến bằng tia UVB băng hẹp (PUVB)
Một trong những phương pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh vảy nến hiện nay tại bệnh viện là điều trị bằng UVB băng hẹp.
UVB băng hẹp sử dụng tia tử ngoại với bước sóng 311 ± 1nm. Khi điều trị, bác sĩ sẽ dùng đèn tia tử ngoại có bước sóng trong vùng thích hợp để chiếu vào khu vực da bị vảy nến.
Khoảng 80% bệnh nhân vảy nến mức độ vừa và nặng khi điều trị bằng phương pháp này đều có đáp ứng tốt. Đây là phương pháp mới, ổn định và ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp PUVA.
Cách chữa vảy nến bằng tia UVA (PUVA)
Để trị bệnh vảy nến, ngoài liệu pháp PUVB, người bệnh cũng thường được điều trị bằng liệu pháp PUVA, còn gọi là liệu pháp ánh sáng kết hợp.
Trước tiên, người bệnh cần dùng thuốc psoralen để tăng độ nhạy cảm của cơ thể với tia UVA, sau đó mới cho da tiếp xúc với tia UVA.
PUVA rất hiệu quả cho người bệnh vảy nến, nhưng nhiều bác sĩ không thích sử dụng phương pháp này, vì nó làm tăng nguy cơ ung thư da của người bệnh. Liệu pháp UVB băng hẹp được xem là an toàn hơn.
Những rủi ro có thể xảy ra
Nếu người bệnh tiếp xúc an toàn với một lượng vừa đủ tia UV, các triệu chứng vảy nến sẽ giảm đi và bệnh trở nên dễ kiểm soát hơn. Ngược lại, tiếp xúc quá nhiều và không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại không đáng có trên cơ thể, đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 12 yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến có thể bạn chưa biết
Ung thư da
Mối nguy hiểm hàng đầu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu và gay gắt là ung thư da. Những đối tượng dễ bị tổn thương bởi ánh nắng nhất là trẻ em, người bị cháy nắng và những người không bảo vệ da đầy đủ.
Nhạy cảm với ánh sáng
Một số loại thuốc, bao gồm thuốc uống, kem bôi và thuốc mỡ làm cho da nhạy cảm hơn với ánh sáng, làm tăng nguy cơ bị cháy nắng và các dạng tổn thương da khác.
Bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian trị liệu bằng phương pháp trị liệu quang học.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!