backup og meta

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chung

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, tức là vi khuẩn xâm nhập vào khớp khiến khớp bị sưng tấy và đau. Viêm khớp nhiễm khuẩn hiếm khi xuất hiện ở nhiều khớp cùng lúc.

Những khớp dễ bị nhiễm trùng bao gồm: khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, khớp vai, khuỷu tay và khớp mắt cá chân.

Viêm khớp nhiễm khuẩn gây tổn thương và hủy hoại khớp, bạn thậm chí có thể phải tiến hành phẫu thuật thay khớp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn

Dấu hiệu của viêm khớp nhiễm khuẩn là khớp bị sưng nhanh, rất đau và khó hoạt động. Ngoài ra, các triệu chứng còn bao gồm sốt cao, ớn lạnh, run rẩy, đau cơ và mệt mỏi.

Tùy thuộc vào nơi khớp bị tổn thương mà bạn có thể không đi lại được hoặc không thể hoạt động tay.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám ngay nếu đột ngột bị đau dữ dội ở một khớp nào đó. Càng được điều trị sớm, bạn sẽ càng đỡ đau, khớp viêm sẽ càng có cơ hội phục hồi cao và không phải phẫu thuật. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn?

Các nguyên nhân thường gặp của viêm khớp nhiễm khuẩn là do thay đổi bất thường ở khớp như:

  • Bị chấn thương
  • Bị các dạng viêm khớp khác
  • Hệ miễn dịch yếu có thể từ các bệnh khác như bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc ung thư và do các loại thuốc đặc trị các bệnh đó.
  • Có cấy ghép khớp nhân tạo.

Những ai nào thường mắc phải viêm khớp nhiễm khuẩn?

Bất kì ai cũng có thể bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn trên 80 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn?

nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

Những yếu tố khiến nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn tăng bao gồm:

  • Hệ miễn dịch kém do bẩm sinh
  • Mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, ung thư hoặc các bệnh rối loạn tự miễn
  • Khớp bị tổn thương cho chấn thương
  • Nghiện ma túy.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn?

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng khớp dựa trên tiền sử bệnh lí và khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch khớp bằng cách lấy dịch khớp qua kim tiêm và xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ nhiễm trùng.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp (CT) và các phương thức chụp hình xương cũng có thể được bác sĩ thực hiện nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn?

Quá trình trị liệu viêm khớp nhiễm khuẩn gồm ba giai đoạn: dùng thuốc kháng sinh, phẫu thuật rút dịch khớp và vật lý trị liệu giúp khớp có thể chuyển động bình thường trở lại.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch trong 2 tuần đầu và chỉ định thuốc uống trong 2 đến 4 tuần sau đó hoặc lâu hơn.

Bác sĩ sẽ rút dịch khớp nếu tình trạng nhiễm trùng của bạn không được cải thiện. Các khớp thường được rút dịch bằng thủ thuật chọc khớp (bằng cách đưa kim tiêm vào khớp và hút dịch ra). Hoặc bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật rút dịch khớp nếu không sử dụng phương pháp chọc khớp.

Sau vài ngày điều trị, bạn sẽ bắt đầu tập vật lý trị liệu để phục hồi chuyển động của khớp cho đến khi bạn không thấy đau nữa và khớp hoạt động bình thường trở lại.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa và kiểm soát viêm khớp nhiễm khuẩn?

phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn

Bạn có thể kiểm soát tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.
  • Tập thể dục để khớp có dịp hoạt động và khỏe mạnh hơn. Nếu bạn thấy đau sau khi tập thể dục, hãy gọi bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để điều chỉnh phù hợp hơn.
  • Không được bỏ cuộc khi tham gia vật lý trị liệu. Dù quá trình này không dễ chịu chút nào, nhưng bạn cần phải kiên trì và nghe theo hướng dẫn của chuyên viên để mau hồi phục.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân nhiều nhằm giảm áp lực cho khớp, đặc biệt là khớp ở chân, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Septic arthritis. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bone-and-joint-infections/basics/causes/con-20029096. Ngày truy cập: 29/09/2015

Septic Arthritis. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/arthritis/septic-arthritis. Ngày truy cập: 30/07/2021

Infectious Arthritis. https://medlineplus.gov/infectiousarthritis.html. Ngày truy cập: 30/07/2021

Septic Arthritis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538176/. Ngày truy cập: 30/07/2021

Septic arthritis. https://www.nhs.uk/conditions/septic-arthritis/. Ngày truy cập: 30/07/2021

Septic Arthritis. https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/septic-arthritis/. Ngày truy cập: 30/07/2021

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Hãy cẩn thận! Cơn đau khớp của bạn có thể là viêm cột sống dính khớp

Đau nhức xương khớp là bệnh gì? Cách nhận biết sớm


Tác giả:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo