Đau cổ tay là triệu chứng thường gặp với những đối tượng thường xuyên vận động cơ bàn tay và cánh tay. Căn bệnh này khiến chúng ta gặp khá nhiều trở ngại trong việc cử động và sinh hoạt hằng ngày.
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh · Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa
Đau cổ tay là triệu chứng thường gặp với những đối tượng thường xuyên vận động cơ bàn tay và cánh tay. Căn bệnh này khiến chúng ta gặp khá nhiều trở ngại trong việc cử động và sinh hoạt hằng ngày.
Vậy nguyên nhân của những cơn đau này là do đâu? Có những phương pháp điều trị nào? Hãy tham khảo bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!
Dưới đây là một số nguyên nhân đau cổ tay thường gặp:
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác khiến cổ tay bị đau như u nang hạch xuất hiện ở cổ tay (nổi cục u mịn ở gần khớp hoặc gân, đau), bệnh Kienbock, bệnh giả gút…
Bạn cần đi khám bác sĩ nếu cơn đau ở tay cản trở hoạt động hàng ngày hay tình trạng tê và ngứa ran trở nên tệ hơn khiến bạn không thể làm cử động tay đơn giản.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu một cổ tay bạn bị nóng và đỏ lên; bị sốt trên 38 độ C; không thể cử động cổ tay, bàn tay hoặc ngón tay; biến dạng ở tay hoặc chảy máu. Bởi điều này có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Điều trị đau cổ tay phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, điều trị chứng đau nhức cổ tay gây ra bởi hội chứng ống cổ tay có rất nhiều điểm khác biệt so với điều trị do viêm khớp.
Đôi khi, điều trị tại nhà có thể thành công. Điều trị tại nhà thường bao gồm thư giãn cổ tay càng nhiều càng tốt cho đến khi đủ thời gian để lành. Bên cạnh đó, bạn hãy thử một số cách để điều trị như:
Với hội chứng ống cổ tay:
Với chấn thương gần đây:
Với bệnh viêm khớp không nhiễm trùng:
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giúp bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà thuốc khác được chỉ định, chẳng hạn như corticoid đường uống hoặc tiêm, kháng sinh…
Bên cạnh đó, châm cứu, xoa bóp cũng giúp cải thiện tình trạng chèn ép.
Trong một số trường hợp, bạn cần được phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gây đau cổ tay như gãy xương, hội chứng ống cổ tay, đứt/rách gân.
Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu có thể thực hiện các phương pháp điều trị đau nhức cổ tay như băng nẹp cổ tay và hướng dẫn bài tập cụ thể cho các chấn thương ở cổ tay và vấn đề về gân (bong gân, viêm gân). Nếu bạn phải phẫu thuật, vật lý trị liệu cũng sẽ giúp phục hồi chức năng về sau.
Để giảm nguy cơ bị đau cổ tay trong tương lai, bạn nên bổ sung đủ canxi theo tuổi, ngăn ngừa té ngã, đeo thiết bị bảo vệ cổ tay khi tham gia thể thao, dành thời gian cho cổ tay nghỉ ngơi nhiều hơn nếu nguy cơ của bạn là do công việc.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh
Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!