backup og meta

Viêm khớp mắt cá chân

Viêm khớp mắt cá chân

Mắt cá chân và bàn chân là hai bộ phận giữ vai trò chứng cho chức năng vận động, giữ thăng bằng và chống sốc khi đứng, đi hay chạy. Trong đó, mắt cá chân được tạo nên từ 3 khớp chính, giữ chức năng chuyển động lên xuống. Nếu bị viêm khớp mắt cá chân sẽ làm cho vùng xương khớp này sưng đau và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đi lại hằng ngày. 

Viêm mắt cá chân thường gặp khi nào và cách để xử trí tình trạng này là gì, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chung

Viêm khớp mắt cá chân là bệnh gì?

Viêm khớp là tình trạng mà khớp và mô mềm xung quanh bị nhiễm trùng và sưng lên. Viêm xương khớp còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp, là một trong các dạng viêm khớp phổ biến nhất, gắn liền với tuổi già, khi mà các sụn bao bọc khớp xương mòn đi.

Ngoài ra, viêm khớp mắt cá chân còn có thể là một dạng của viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp sau chấn thương.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Những người bị viêm khớp mắt cá chân thường biểu hiện các triệu chứng như đau, sưng khớp cũng như khó khăn trong việc di chuyển và nâng vật nặng. Ấn mềm, đau và sưng vào buổi sáng, đỡ hơn khi ngồi xuống.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

nguyên nhân viêm khớp mắt cá chân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Khi có tuổi, bạn có nhiều nguy cơ bị viêm khớp mắt cá chân do khớp sẽ hao mòn qua năm tháng. Thường khi bước qua tuổi 50, hầu hết mọi người đều có khả năng bị viêm khớp mắt cá chân hay bất kỳ khớp xương nào do các sụn khớp hao mòn, dẫn tới không gian bảo vệ khớp giảm xuống, xương cọ xát vào nhau và hình thành gai xương, gây đau.

Tiến trình này có thể tiến triển chậm, gây đau đớn và cứng khớp, cản trở di chuyển.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp mắt cá chân?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Đã từng chấn thương khớp (trật khớp hay gãy xương) hay còn gọi là viêm khớp mắt cá chân sau chấn thương, thường có thể khởi phát sau tổn thương khớp nhiều năm.
  • Do mắc bệnh tiềm ẩn.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

viêm khớp mắt cá chân

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Viêm khớp mắt cá chân được chẩn đoán bằng bệnh sử, khám lâm sàng, quan sát dáng đi hay thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang, MRI hoặc CT scan.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Bệnh có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. Phương pháp điều trị không phẫu thuật hiện có gồm:

  • Thay đổi lối sống: hạn chế các yếu tố có nguy cơ làm tăng áp lực lên khớp mắt cá chân chẳng hạn như giảm cân, thay đổi bộ môn thể thao từ quần vợt sang đi bộ, đạp xe,…
  • Thuốc steroid tiêm vào các khớp bị ảnh hưởng;
  • Thuốc chống viêm và giảm đau;
  • Một số công cụ hỗ trợ;
  • Vật lý trị liệu.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị viêm khớp mắt cá chân. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp tốt nhất. Hai loại phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị là:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ khớp: cắt bỏ các sụn khớp lỏng lẻo hay gai xương gây đau.
  • Phẫu thuật nối: là phẫu thuật tiến hành nối các phần xương còn lại với nhau bằng ghim, đinh vít và đĩa nối;
  • Phẫu thuật thay khớp viêm bằng khớp nhân tạo.

Viêm khớp mắt cá chân có thể được kiểm soát bằng các thuốc thích hợp. Mặc dù không thể hồi phục một cách hoàn toàn, bạn vẫn có thể làm chậm tiến trình cũng như kiểm soát các cơn đau và tàn tật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

khắc phục viêm khớp mắt cá chân

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn bị viêm khớp mắt cá chân, điều quan trọng là phải điều chỉnh giày để:

  • Phù hợp với hình dạng bàn chân;
  • Có khả năng nâng đỡ cân nặng;
  • Có đế cao su để thực hiện chức năng đệm;

Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên để giữ chân khỏe bằng các bài tập kéo căng, uốn cong ngón chân và kéo dài gân gót.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bạn có thể xem thêm: 7 loại thực phẩm gây viêm khớp

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What is osteoarthritis of the foot and ankle? https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/osteoarthritis-oa-of-the-foot-and-ankle/ Ngày truy cập 22/2/2022

Etiology of Ankle Osteoarthritis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2690733/ Ngày truy cập 22/2/2022

Foot and Ankle Arthritis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13900-foot-and-ankle-arthritis Ngày truy cập 22/2/2022

Arthritis of the Foot and Ankle https://www.foothealthfacts.org/conditions/osteoarthritis-of-the-foot-and-ankle Ngày truy cập 22/2/2022

Arthritis of the Foot and Ankle https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/arthritis-of-the-foot-and-ankle/ Ngày truy cập 22/2/2022

 

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Thu Trang

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

[Hỏi đáp cùng dược sĩ] Thuốc viêm khớp bao gồm những loại nào? Tác dụng phụ và cách sử dụng an toàn tại nhà

Đau mắt cá chân là do đâu và cách điều trị hiệu quả tại nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Trang · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo