Hướng dẫn cách sơ cứu và điều trị tại nhà cho trật mắt cá chân
Đối với các trường hợp nhẹ trật mắt cá chân nhẹ, có thể sơ cứu tại nhà theo nguyên tắc RICE:
- R – Rest (nghỉ ngơi): tức là cho cổ chân của bạn được nghỉ ngơi. Hạn chế vận động hoặc có thể đi lại với nạng trong tối thiểu 48 – 72 giờ. Sau đó khi đã đỡ hơn, bạn nên vận động cổ chân nhẹ nhàng để tránh hiện tượng cứng khớp.
- I – Ice (chườm đá): chườm đá ngay lập tức từ 20-30 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi ngày để làm giảm bớt sưng. Lưu ý nên sử dụng túi chườm hoặc bọc đá lạnh qua lớp khăn, không áp đá lạnh trực tiếp lên vết thương để giảm đau. Trong vài ngày đầu không nên chườm nóng hoặc xoa bóp với dầu gió/ rượu.
- C – Compression (Quấn băng): dùng gạc mềm quấn quanh cổ chân với lực vừa phải giúp cố định dây chằng và khớp, hỗ trợ mau lành chấn thương.
- E – Elevation (Nâng cao chân): đưa cao mắt cá chân hơn mức tim nhiều nhất có thể trong 48 giờ đầu trật mắt cá chân. Điều này giúp ngăn ngừa sưng tại khớp cổ chân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, diclofenac hay naproxen để hỗ trợ giảm đau tại nhà. Hãy tránh tắm nước nóng trong thời gian này sẽ hạn chế cổ chân bị sưng thêm.
Sau vài ngày đến 2 tuần, hầu hết những trường hợp trật khớp cổ chân sẽ phục hồi. Đừng vận động quá gắng sức cho đến khi cổ chân lành hẳn.
Rất hiếm các trường hợp trật mắt cá chân phải phẫu thuật để điều trị. Chỉ khi chấn thương không đáp ứng với các điều trị tại nhà và không phẫu thuật kể trên hay tái đi tái lại sau khi hồi phục.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ ngay?
Một số trường hợp sưng và đau do trật mắt cá chân cần phải được khám bác sĩ ngay để điều trị can thiệp kịp thời, hạn chế các biến chứng nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần hỗ trợ y tế cho chấn thương:
- Chân bị thương không thể chịu lực, có cảm giác khớp không ổn định hoặc tê liệt hoặc cảm giác không sử dụng khớp được nữa. Điều này có thể là dây chằng đã rách hoàn toàn hoặc bạn bị gãy xương và bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Trên đường đi đến bệnh viện, có thể chườm lạnh lên vết thương.
- Đau ngày càng tặng hơn hoặc không đỡ dù đã được sơ cứu.
- Bạn bị nề đỏ, mẩn lan ra từ vùng bị thương – dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
- Chấn thương mắt cá chân tái đi tái lại sau khi hồi phục. Lúc này bạn cần được điều trị chuyên sâu hơn bằng vật lý trị liệu.
- Có cảm giác đau trực tiếp từ xương ở phần bị mắt cá bị chấn thương.
- Bị sốt, thấy nóng bừng hoặc rùng mình. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!