backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Người bị bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

    Người bị bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

    Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, gây ra các triệu chứng sưng đau, đỏ đột ngột và dữ dội ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Vì vậy, không có gì lạ khi nhiều người thắc mắc bị bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

    Chế độ ăn uống là một trong những biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa gút tiến triển nặng hơn. Vậy, bệnh gút có ăn thịt vịt được không và nên ăn gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá nhé!

    Nguyên nhân gây bệnh gút

    Muốn biết bệnh gút có ăn được thịt vịt không, trước tiên, bạn nên hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh gút là một dạng viêm khớp xảy ra khi các tinh thể urat tích tụ trong khớp, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội khi cơn gút tấn công. Các tinh thể urat có thể hình thành khi nồng độ axit uric trong máu cao.

    nguyên nhân gây bệnh gút

    Cơ thể tạo ra axit uric trong quá trình phân hủy một chất hữu cơ có trong thức ăn (gồm động vật và thực vật), giải phóng ra purin, là nguyên liệu hình thành axit uric..

    Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận để thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết axit uric quá kém. Điều này dẫn đến tình trạng axit uric tích tụ, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn như kim, lắng đọng trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng dữ dội. Một chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể làm tăng khả năng axit uric tích tụ và gây bệnh. 

    Vậy, bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

    Chế độ ăn giàu purin sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Purin được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ như thịt ba chỉ và nội tạng động vật, chẳng hạn như gan, thận, tim, óc, lưỡi. 

    Bên cạnh đó, một số loại hải sản cũng chứa rất nhiều purin bao gồm các loại: cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ. Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống ngọt chứa nhiều đường fructose làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Bạn nên tuyệt đối tránh các loại thực phẩm này để tránh  làm tăng nồng độ axit uric tích tụ.

    Bệnh gút có ăn được thịt vịt không phải xem xem lượng purin mà thịt vịt sẽ cung cấp là bao nhiêu. Thịt vịt được liệt kê là một trong những loại thực phẩm chứa khá nhiều purin mà người bệnh gút cần hạn chế. 

    Theo nghiên cứu, trong 100g thịt vịt có da chứa đến 128mg purin được chuyển hóa sang dạng axit uric. Nếu bạn thắc mắc bệnh gút có ăn thịt vịt được không thì câu trả lời là:

    • Người bị bệnh gút mãn tính cần tránh ăn thịt vịt. Bởi loại thực phẩm giàu purin này có thể gia tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, làm cho triệu chứng đau nhức khớp thêm trầm trọng.
    • Người bị gút cấp tính có thể ăn thịt vịt nhưng chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ, không quá 50g mỗi ngày.

    Bạn có thể quan tâm: Người bị bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi bệnh?

    Người bệnh gút nên ăn gì?

    bệnh gút có ăn được thịt vịt không và nên ăn gì?

    Bên cạnh vấn đề bệnh gút có ăn được thịt vịt không thì nhiều bệnh nhân cũng quan tâm đến việc người bệnh gút nên ăn gì và đâu là những loại thực phẩm lành mạnh hơn cần bổ sung.

    Thực phẩm từ sữa ít chất béo có thể là nguồn cung cấp protein tốt hơn cho người bệnh gút thay vì nguồn protein từ thịt động vật. Bên cạnh đó, hãy bổ sung carbohydrate phức hợp từ bánh mì nguyên cám, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,… và các loại trái cây (đặc biệt là cam quýt) là những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho bệnh nhân gút. 

    Ngoài ra, hãy uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây không đường, trà và cà phê, đồng thời hạn chế đồ uống có cồn cũng như đồ uống ngọt chứa nhiều đường.

    Hiểu rõ bệnh gút có ăn được thịt vịt không sẽ giúp bạn chủ động xây dựng một thực đơn lành mạnh cho bệnh nhân gút. Chế độ ăn uống khoa học kết hợp với tập thể dục điều độ không những giúp làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh gút và giữ mức cân nặng hợp lý, mà còn mang đến cho bạn một sức khỏe tổng thể thật tốt.

    Bạn có thể quan tâm: Phác đồ điều trị gout và những cập nhật trong điều trị gout

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo