Cùng với bong gân cổ tay, trật khớp cổ tay là chấn thương rất thường gặp, nhất là khi bạn tham gia các môn thể thao chú trọng vào lực ở cổ tay như bóng chuyền, bóng bầu dục,… Thế nhưng chưa hẳn bạn đã biết cách sơ cứu khi gặp tình huống này.
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh · Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa
Cùng với bong gân cổ tay, trật khớp cổ tay là chấn thương rất thường gặp, nhất là khi bạn tham gia các môn thể thao chú trọng vào lực ở cổ tay như bóng chuyền, bóng bầu dục,… Thế nhưng chưa hẳn bạn đã biết cách sơ cứu khi gặp tình huống này.
Hãy cùng tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết sau đây nhé!
Khi khớp cổ tay (nơi các xương cẳng tay và bàn tay kết nối với nhau) bị chấn thương, một hoặc nhiều xương cổ tay có thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của nó. Tình trạng này còn gọi là trật khớp cổ tay hay sai khớp cổ tay.
Trật khớp cổ tay có thể xảy ra ở khớp quay – cổ tay, khớp giữa cổ tay, khớp quay trụ dưới hoặc có thể đại diện cho sự kết hợp của những chấn thương này trong chấn thương nặng. Sự mất ổn định của cổ tay dưới dạng trật xương nguyệt và trật khớp quanh xương nguyệt là những chấn thương không phổ biến nhưng có thể thường xuyên bị bỏ sót.
Trật khớp cổ tay nghiêm trọng có thể gây:
Triệu chứng chính của sai lệch khớp cổ tay những cơn đau dữ đội, dồn dập nơi cổ tay, thường trở nên nặng nề hơn khi bạn cử động cổ tay. Bạn cũng có thể cảm giác đau ở cẳng tay và các triệu chứng sau:
Nhìn chung, triệu chứng trật khớp cổ tay và gãy xương rất giống nhau, đôi khi bạn không thể nào tự phân biệt được. Bên cạnh đó, trật khớp cũng thường xảy ra cùng với gãy xương.
Bất kỳ sự mất ổn định nào ở cổ tay đều có thể dẫn tới trật khớp cổ tay, chẳng hạn như bong gân cổ tay, chấn thương xương cổ tay,… Trật khớp thường gặp trong các tình huống:
Khi có dấu hiệu của trật khớp cổ tay, gây đau, tụ máu, sưng phù và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, người bị chấn thương nên được sơ cứu bằng 4 bước (R-I-C-E) sau đây:
Nếu trật khớp gây đau đớn dữ dội hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị nhé!
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tại bệnh viện hoặc phòng khám, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương và chỉ định chụp X – quang cổ tay nhằm chẩn đoán. Hiếm khi, chụp cộng hưởng từ cũng được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của các mô mềm xung quanh khớp cổ tay bị trật.
Tùy vào mức độ chấn thương, vị trí và tình trạng hiện tại của khớp mà bác sĩ có thể sẽ:
Để ngăn ngừa trật khớp cổ tay ở lần sau, bạn nên đeo dụng cụ bảo vệ cổ tay, luôn đảm bảo chơi thể thao trên bề mặt phẳng, tránh các động tác lặp đi lặp lại và sử dụng lực cổ tay quá sức, tập các bài tập tăng cường sức mạnh và độ ổn định cho cổ tay theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh
Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!