Nhận biết các dấu hiệu xương không lành là một phần quan trọng trong việc điều trị phục hồi sau chấn thương gãy xương. Việc theo dõi các triệu chứng sẽ giúp bạn hình dung về sự phục hồi của xương. Tuy nhiên, việc tự mình đưa ra kết luận rất nguy hiểm nếu không có chuyên môn, hãy liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và thăm khám chính xác.
Nguyên nhân
Do chấn thương quá nặng: Các xương bị gãy di lệch nhiều, mất đoạn xương, gãy hở, gãy nát vụn khiến các động mạch nuôi xương bị phá hủy.
Do tay nghề bác sĩ: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có tay nghề chưa cao dẫn đến việc làm mất khối máu tụ khiến mạch máu nuôi dưỡng xương bị tổn thương, màng xương bị phá hủy nhiều. Ngoài ra, cũng có thể do trong quá trình nắn chỉnh ổ gãy chưa tốt nên thời gian lành xương lâu hơn hoặc quá trình theo dõi sau điều trị chưa chính xác, bác sĩ cho bệnh nhân tháo bột quá muộn hoặc quá sớm.
Do các bệnh lý khác: Các dấu hiệu xương không lành cũng có thể xảy ra ở những người bệnh chuyển hóa kém hoặc suy dinh dưỡng. Đặc biệt, một số người nghiện thuốc lá, mắc bệnh lao phổi, giảm miễn dịch, đái tháo đường,… đều ảnh hưởng tới quá trình liền xương.
Do không tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ: Nhiều bệnh nhân tự ý tháo bột, vận động đi lại quá nhiều trước thời gian bác sĩ cho phép khi xương chưa đủ vững chắc có thể khiến xương gãy thêm lần nữa.
Làm gì khi xương không lành?
Khi nhận thấy các dấu hiệu xương không lành thì tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ điều trị của mình để kiểm tra và chẩn đoán lại. Nếu xương đang phục hồi tốt, bạn sẽ thấy sự cải thiện về khả năng vận động và cảm giác đau sẽ dần dần biến mất. Mặc dù không có sự nhất quán nhưng ít nhất mỗi tuần sẽ cải thiện hơn so với tuần trước.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!