backup og meta

Mạc cơ là gì?

Mạc cơ là gì?

Mạc cơ là gì? Đây là bộ phận có chức năng đàn hồi của cơ. Do đó, sự tổn thương hay hạn chế của các mạc cơ cũng dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng khác.

Fascia là mô liên kết cứng tạo ra một mạng lưới 3 chiều mở rộng không bị gián đoạn từ đầu đến ngón chân gọi là mạc cơ. Mạc cơ bao quanh và chi phối các cơ, xương, thần kinh, mạch máu và cơ quan, dẫn xuống cấp độ tế bào.

Hệ thống mạc cơ ảnh hưởng đến hệ thống và chức năng trong cơ thể − cơ xương khớp, thần kinh, chuyển hóa… Mạc cơ là các sợi trắng, lấp lánh mà bạn nhìn thấy khi giật một miếng thịt hay khi kéo giãn da gà. 

Cấu tạo của mạc cơ là gì?

Mạc cơ bao gồm một phức hợp có ba phần:

  • Sợi elastin − đây là phần đàn hồi và mang tính co giãn của phức hợp này
  • Sợi collagen − những sợi này cực kỳ bền và có chức năng nâng đỡ cấu trúc
  • Chất nền/thể mẹ: chất gelatin giúp vận chuyển các chất trong cơ thể.

Chức năng của mạc cơ 

mạc cơ là gì

Mạc cơ (fascia) có chức năng hỗ trợ, ổn định và đóng vai trò như một tấm đệm bao quanh các bộ phận trong cơ thể. Chúng hỗ trợ làm tăng độ đàn hồi cho các khối cơ, bao phủ và tạo thành tấm đệm làm giá đỡ cho các cơ bắp hoạt động, giúp cơ thể vận động trơn tru. Mạc cơ còn giúp phân cách các mạch máu, các cơ quan, xương và cơ, tạo ra các không gian để các dây thần kinh, mạch máu và chất lỏng có thể đi qua dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bên cạnh có chức năng như một lớp màng bao bọc mà trên thực tế bề mặt của mạc cơ có nhiều thụ thể cảm giác khác nhau liên quan đến cử động, vị trí, áp lực, căng thẳng, đau đớn. Do đó, mạc cơ cũng có chức năng cảm nhận như da thông thường.

Theo một số nghiên cứu, mạc cơ có thể co lại hoặc giãn ra khi cảm nhận và tác động đến cách di chuyển. Chúng cũng sở hữu khả năng co bóp độc lập với các khối cơ mà mạc cơ bao bọc xung quanh, khả năng phản ứng với căng thẳng khi cơ quan bên trong bị áp lực mà không cần sự chỉ đạo có ý thức từ hệ thần kinh trung ương.

Những hạn chế của mạc cơ là gì?

Ở trạng thái khỏe mạnh, các sợi collagen bọc xung quanh các sợi đàn hồi theo một cấu hình lượn sóng. Các chấn thương, chuyển động lặp đi lặp lại, viêm, hoặc tư thế không đúng có thể khiến cho các mạc cơ trở nên rắn lại và ngắn đi, tạo nên những vùng bị co đặc được xem như là hạn chế mạc cơ. Sự hạn chế của mạc cơ có khả năng tạo ra đến 2.000 pounds (pao) áp lực trên mỗi inch vuông, trong một khu vực nhất định. Áp lực nghiền có thể làm tổn thương bất kỳ hệ thống sinh lý nào trong cơ thể, dẫn đến đau đớn và rối loạn chức năng.

Tất cả các mạc cơ trên cơ thể đều kết nối với nhau như sợi len khi đan áo hoặc như một mạng nhện chằng chịt. Khi một mạc cơ bị ngắn đi và rắn lại sẽ tạo áp lực tác động lên toàn mạng lưới và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Điều này giải thích tại sao một số người xuất hiện những cơn đau mà nó không liên quan đến thương tích ban đầu của họ. Hơn nữa, các hạn chế của đau cân cơ (myofascial) không hiển thị trên các kết quả kiểm tra thông thường như chụp X-quang, MRI, CAT scan,…

Hạn chế của mạc cơ có thể khiến cơ thể không còn hoạt động bình thường được nữa, nén các bề mặt khớp và lồi đĩa đệm, dẫn đến đau đớn, mất chuyển động, và thể lực yếu dần.

Vì sao người chạy bộ cần chú ý đến mạc cơ?

Ở người đi bộ, đầu gối, chân và bàn chân là những khu vực thường xuyên bị chấn thương. Trong đó, hầu hết chấn thương là do cơ làm việc quá tải khi chạy bộ trong thời gian dài.

Chấn thương tại vùng bàn chân được gọi là viêm cân gan chân là một trong các chấn thương phổ biến ở người chạy bộ. Chấn thương này xảy ra khi mạc cơ ở dưới bàn chân bị kích thích quá mức hoặc thoái hóa. Lớp mô này hoạt động như một chiếc lò xo khi bạn đi bộ hoặc chạy, đóng vai trò tạo độ nâng và bật cho cơ thể.

Các chấn thương ở đầu gối xảy ra khi các dây chằng và khối cơ được bao bọc bởi mạc cơ hoạt động quá mức gây áp lực và khiến mạc cơ phải làm việc nhiều hơn gây sưng mạc cơ. Điều này sẽ gây cho người tập luyện dễ bị các chấn thương ở vùng đầu gối hơn.

Các cách giúp mạc cơ khỏe mạnh

mạc cơ

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Tập luyện giãn cơ
  • Đi bộ nhiều và thường xuyên hơn
  • Thư giãn và nghỉ ngơi
  • Ngồi và đứng đúng tư thế
  • Tập yoga

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ mạc cơ là gì và làm thế nào để giúp mạc cơ khỏe mạnh nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

fascia. https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/fascia. Ngày truy cập 18/10/2023

fascia. https://www.newscientist.com/article/mg25433861-200-fascia-the-long-overlooked-tissue-that-shapes-your-health/. Ngày truy cập 18/10/2023

fascia. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK526038/. Ngày truy cập 18/10/2023

fascia. https://my.clevelandclinic.org/health/body/23251-fascia. Ngày truy cập 18/10/2023

fascia.https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/muscle-pain-it-may-actually-be-your-fascia. Ngày truy cập 18/10/2023

Phiên bản hiện tại

18/10/2023

Tác giả: Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory (Morry)

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Chuỗi chuyển động và các bài tập cho cơ

Đối phó với tình trạng co cứng cơ bắp sau khi đột quỵ


Tác giả:

Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory (Morry)

Khoa học thể thao · Tafakory Therapy & Trainer


Ngày cập nhật: 18/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo