Sau đó, tùy theo từng trường hợp, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm khác, ví dụ như:
Xét nghiệm hình ảnh
- Chụp X-quang: tìm kiếm dấu hiệu gãy xương hoặc thoái hóa.
- Chụp CT: so với X-quang, xét nghiệm này cung cấp hình ảnh xương cổ tay chi tiết hơn. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện những vết nứt, gãy không xuất hiện dưới ảnh hưởng của tia X.
- Chụp MRI: sử dụng từ trường mạnh và tần số vô tuyến nhằm tạo dựng hình ảnh chi tiết về xương cổ tay và các mô mềm xung quanh.
- Siêu âm: hỗ trợ các chuyên gia đánh giá tình trạng sức khỏe ở gân, dây chằng và u nang (nếu có).
Nội soi khớp cổ tay
Nếu kết quả xét nghiệm hình ảnh không thể giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng, họ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm xét nghiệm nội soi khớp cổ tay.
Hiện nay, nội soi khớp là thủ thuật được đánh giá rất cao về mặt hiệu quả trong việc kiểm tra tình trạng đau khớp cổ tay mãn tính. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể tiến hành điều trị các vấn đề phát sinh tại đây bằng phương pháp nội soi.
Xét nghiệm thần kinh
Điện cơ đồ (electromyogram – EMG) có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay.
Những phương pháp điều trị đau khớp cổ tay
Hiện nay, đau nhức ở cổ tay có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhằm nâng cao hiệu quả tốt nhất có thể, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho từng trường hợp dựa trên các yếu tố:
- Nguyên nhân gây đau nhức ở khớp cổ tay
- Vị trí đau
- Mức độ nghiêm trọng của chấn thương
- Tình trạng sức khỏe hiện tại và tuổi tác của người bệnh.
Nhìn chung, các phương pháp thường được áp dụng có thể kể đến như sau:
Sử dụng thuốc
Phần lớn trường hợp, thuốc giảm đau sẽ được dùng nhằm đẩy lui các triệu chứng khó chịu. Paracetamol và ibuprofen là những loại thuốc phổ biến trong nhóm giảm đau.
Mặt khác, các chuyên gia cũng lưu ý người bệnh cần tuân thủ chính xác những chỉ định của bác sĩ về việc uống thuốc (liều lượng, thời gian dùng…) nhằm hạn chế rủi ro phát sinh biến cố như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận… do tác dụng phụ của thuốc.
Các liệu pháp trị liệu
Trong trường hợp xương cổ tay nứt hoặc gãy nhẹ, bác sĩ sẽ nắn chỉnh là các mảnh xương vào đúng vị trí và để cơ thể tự chữa lành thương tổn. Lúc này, bạn có thể cần bó bột hoặc đeo nẹp nhằm cố định những mảnh xương này cho đến khi xương cổ tay bình phục hoàn toàn.
Bên cạnh đó, đeo nẹp cũng có thể đem lại lợi ích đối với tình trạng đau khớp cổ tay do bong gân hoặc giãn, rách dây chằng. Nẹp giúp hạn chế cổ tay vận động, tạo điều kiện cho tình trạng thương tổn ở đây sớm bình phục.
Tập vật lý trị liệu là một phương pháp phổ biến khác dành cho trường hợp đau cổ tay dạng nhẹ. Ngoài ra, người bị đau khớp cổ tay cần phẫu thuật cũng nên thực hiện các bài tập này nhằm phục hồi chức năng hoạt động của cổ tay.
Phẫu thuật
Hầu hết tình trạng đau khớp cổ tay không cần điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là giải pháp cuối cùng mà người bệnh có thể lựa chọn.
Những trường hợp cần đến phẫu thuật bao gồm:
- Người bệnh không đáp ứng tốt với những liệu trình điều trị trước đó.
- Gãy xương nghiêm trọng: bác sĩ cần phẫu thuật để nối lại các đoạn xương bằng các thanh kim loại chuyên dụng.
- Hội chứng ống cổ tay: nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ cần thiết để mở rộng ống cổ tay, từ đó giải phóng sức ép trên dây thần kinh giữa.
- Đứt gân hoặc dây chằng: đây là tình trạng nghiêm trọng và cần được phẫu thuật để nối lại các dải mô bị đứt.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau khớp cổ tay?
Bạn không thể ngăn chặn hết tất cả biến cố phát sinh có thể gây chấn thương cổ tay. Tuy nhiên, một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể góp phần hỗ trợ bảo vệ bộ phận này:
- Tăng cường sức khỏe xương khớp: người trưởng thành nên cố gắng hấp thụ 1.000mg canxi mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe xương, khớp tốt nhất có thể. Ngoài ra, hàm lượng canxi sẽ cần tăng lên 1.200mg đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.

- Cẩn thận khi đi lại: bạn có thể chủ động tránh té ngã bằng cách đi đứng cẩn thận, chọn mang giày dép phù hợp và dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. Đừng quên đảm bảo ánh sáng trong nhà đủ để bạn nhìn rõ đường đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp thêm tay vịn ở cầu thang hoặc trong phòng tắm nếu cần thiết.
- Mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định trong công việc hoặc thi đấu thể thao.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!