Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bệnh nhuyễn xương là sự suy yếu của xương, thường là do cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở người lớn. Khi tình trạng này xảy ra ở trẻ, nó được gọi là còi xương. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời gian mang thai.
Nhuyễn xương khác với loãng xương, mặc dù cả hai đều là các vấn đề về xương và dễ làm gây ra gãy xương. Nhuyễn xương được dùng để chỉ sự mềm xương.
Khi bị chứng nhuyễn xương ở giai đoạn đầu, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, mặc dù các dấu hiệu có thể thấy rõ trên X-quang hoặc thông qua các xét nghiệm chẩn đoán khác.
Khi chứng nhuyễn xương bắt đầu nặng hơn, bạn có thể bị đau xương và yếu cơ. Các cơn đau nhức này thường ảnh hưởng đến lưng dưới, xương chậu, hông, xương sườn và chân. Tình trạng này sẽ tệ hơn khi càng về đêm hoặc khi có áp lực lên xương.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mọi người hoạt động khác nhau, tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất.
Chứng nhuyễn xương là do một khiếm khuyết trong quá trình hình thành xương. Cơ thể chúng ta cần sử dụng canxi và phốt phát để giúp xương chắc khỏe. Khi bạn không cung cấp đủ các khoáng chất này cho cơ thể trong chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ chúng đúng cách, bạn có thể bị nhuyễn xương. Một số yếu tố gây loãng xương bao gồm:
Những người có nguy cơ phát triển chứng nhuyễn xương, nhất là những người không có đủ lượng vitamin D trong chế độ ăn uống và ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những người lớn tuổi, người thường xuyên ở trong nhà hoặc nhập viện sẽ dễ mắc tình trạng này.
Bạn vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán liệu bạn có mắc bệnh nhuyễn xương hay không, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu cho bạn. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy một trong những yếu tố sau, bạn có thể bị nhuyễn xương hoặc mắc chứng rối loạn xương khác:
Bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Alkaline phosphatase. Nếu kết quả là mức độ cao, bạn có thể bị chứng nhuyễn xương. Sau đó, bạn có thể tiếp tục làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone trong tuyến giáp. Mức độ cao hormone sẽ cho thấy cơ thể không đủ vitamin và các vấn đề liên quan khác.
Chụp X-quang và các xét nghiệm hình ảnh khác có thể cho thấy những vết nứt nhỏ trong xương. Gãy xương có thể bắt đầu ở những vùng này ngay cả với vết thương nhỏ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn làm sinh thiết xương. Một cây kim nhỏ sẽ được chèn qua da và cơ để vào xương. Một mẫu nhỏ sẽ được lấy và kiểm tra dưới kính hiển vi.
Thông thường, chỉ cần thực hiện chụp X-quang và xét nghiệm máu là có thể chẩn đoán bạn có bị tình trạng nhuyễn xương hay không.
Bạn vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nếu tình trạng nhuyễn xương của bạn được phát hiện sớm, bạn chỉ cần uống bổ sung vitamin D, canxi hoặc phosphate từ vài tuần đến vài tháng để điều trị tình trạng này.
Nếu bạn có vấn đề về hấp thu do tổn thương đường ruột hoặc phẫu thuật hoặc nếu bạn có chế độ ăn ít chất dinh dưỡng quan trọng. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tiêm qua da hoặc tiêm tĩnh mạch qua tĩnh mạch trong cánh tay. Bên cạnh đó, bạn cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để cơ thể có thể tạo đủ lượng vitamin D trong da.
Ngoài ra, bạn cần điều trị trước các vấn đề tiềm ẩn, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D như xơ gan, suy thận để giảm tình trạng này.
Trẻ em bị bệnh nhuyễn xương hoặc còi xương nặng có thể phải đeo niềng răng hoặc phẫu thuật để phục hồi biến dạng xương.
Những thói quen sau có thể giúp bạn quản lý và phòng ngừa nhuyễn xương:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Hoàng Hải/HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Osteomalacia. https://www.healthline.com/health/osteomalacia#diagnosis Ngày truy cập 31/10/2018
Osteomalacia. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteomalacia/symptoms-causes/syc-20355514 Ngày truy cập 31/10/2018
What is Osteomalacia? https://www.webmd.com/osteoporosis/what-is-osteomalacia#1-3 Ngày truy cập 31/10/2018
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!