backup og meta

Lê bao nhiêu calo? Ăn lê có béo không?

Lê bao nhiêu calo? Ăn lê có béo không?

Lê là loại trái cây mọng nước, có vị ngọt thanh, mát lành được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, không ít người thắc mắc lê bao nhiêu calo, ăn lê có béo không khi đang trong quá trình giảm cân.

Hãy cùng tìm hiểu lê bao nhiêu calo, cùng giá trị dinh dưỡng và công thức món ăn từ loại trái cây này qua bài viết sau!

100g lê bao nhiêu calo?

Trung bình, 100g lê sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 57 kcal. Như vậy với 1 quả lê nặng 178g sẽ chứa khoảng 101 kcal.

Lê trở thành trái cây yêu thích của nhiều người bởi vị ngọt nhẹ, thanh mát, ăn giòn trong miệng, lại ít calo, giàu chất xơ, cùng nhiều các loại vitamin và khoáng chất.

Thành phần dinh dưỡng của quả lê

Bên cạnh câu hỏi “1 quả lê bao nhiêu calo?”, để hiểu hơn những tác dụng của lê mang lại, bạn có thể xem các giá trị dinh dưỡng có trong 1 quả lê nặng 178g sau đây:

  • 150g nước
  • 0.6g protein (1 % đáp ứng nhu cầu/ngày)
  • 27g carbohydrate (10% DV)
  • 5.5g chất xơ (20% DV)
  •  17g đường
  • 206mg kali (4% DV)
  • 0.3mg sắt (2% DV)
  • 16mg canxi (1% DV)
  • 0.052 mg vitamin B6 (3 % DV)
  • 7.7 mg vitamin C (9% DV)
  • 0.15mg đồng (17%)
  • 0.046 mg riboflavin [Vitamin B2] (4 % DV)
lê bao nhiêu calo
Lê bao nhiêu calo? 100g quả lê chứa 57 kcal

Ăn lê có tác dụng gì?

1. Tăng cường sức khỏe đường ruột

Quả lê là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Trong khi đó, chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa. Bởi chất xơ làm tăng khối lượng, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột co bóp, giúp đào thải phân dễ dàng hơn. Một quả lê 178g có chứa tới 5.5g chất xơ, đáp ứng 20% nhu cầu hằng ngày.

Ngoài ra, theo Pubmed cho biết, lê rất giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan có lợi trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột và chức năng miễn dịch.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu 2012, hơn 200.000 người tiêu thụ 5 khẩu phần trái cây giàu anthocyanin hàng tuần như lê đỏ có thể làm giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, chất xơ trong quả lê cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả.

Lê có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhờ chứa hàm lượng chất xơ và anthocyanin.

3. Có đặc tính chống viêm

Trái lê rất giàu chất chống oxy hóa flavonoid, giúp giảm viêm và có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim, tiểu đường. Hơn nữa, lê còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như đồng, vitamin C và K cũng có tác dụng chống viêm.

4. Chứa hợp chất chống ung thư

Lê chứa nhiều hợp chất khác nhau có đặc tính chống ung thư như anthocyanin, axit chlorogen.

Lưu ý, mặc dù ăn nhiều trái cây bao gồm quả lê có thể làm giảm nguy cơ ung thư, tuy vậy vẫn cần nghiên cứu thêm. Đồng thời, ăn lê cũng không phải là phương pháp thay thế cho việc điều trị ung thư.

Ăn lê có béo không?

Câu trả lời là KHÔNG. Dựa vào thông tin dinh dưỡng trên, có thể thấy lê chứa lượng calo thấp, lại chứa nhiều nước và giàu chất xơ. Điều này khiến lê trở thành thực phẩm lý tưởng trong quá trình giảm cân, vì chất xơ và nước tạo cảm giác no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn và giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Ăn lê nhiều có tốt không?

1 quả lê cung cấp gần 6g chất xơ, có thể đáp ứng được 20% nhu cầu chất xơ/ngày. Trong khi đó, trung bình phụ nữ cần ăn 21-25 gam chất xơ, còn nam giới cần 30-38 gam mỗi ngày. Như vậy, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả lê/ngày là vừa đủ, không nên nạp quá nhiều chất xơ để tránh phát sinh các tác dụng phụ khác.

Mặc dù lê chứa ít calo, nhưng bạn cũng cần chú ý lê bao nhiêu calo và lượng đường, để có thể tính mức thâm hụt calo và duy trì cân nặng như mong muốn.

Cách ăn lê giảm cân hiệu quả

  • Số lượng: Bạn chỉ nên ăn từ 1-2 quả lê mỗi ngày.
  • Công thức chế biến khác: Mix nước ép táo lê, sinh tố táo lê, hỗn hợp trái cây, rau củ,…
  • Thể dục thể thao: Bên cạnh việc quan tâm lê bao nhiêu calo khi tiêu thụ, điều quan trọng là bạn cần rèn luyện thể lực để đốt cháy năng lượng dư thừa với các bài tập kết hợp: yoga, bơi lội, aerobic, đạp xe, chạy bộ,…
lê bao nhiêu calo
Lê giàu chất xơ tăng cảm giác no lâu nên có lợi cho quá trình giảm cân.

Thời điểm nên ăn lê trong ngày

Thời điểm phù hợp nhất nên ăn lê trong ngày để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa giúp giảm cân lành mạnh là:

  • Buổi sáng: Nạp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn.
  • Sau bữa ăn trưa (ăn xế chiều): Ăn lê sau 1-2 tiếng bữa trưa, giúp hệ tiêu hoá hoạt động được tốt hơn, chống lại cơn đói.
  • Trước và sau tập thể dục: Cung cấp năng lượng trước buổi tập và phục hồi nhanh chóng sau khi tập luyện với cường độ nặng.

Món ăn chế biến từ lê

1. Nước ép lê, dứa

  • Bước 1: Cắt bỏ vỏ và cắt thành từng miếng 1 trái dứa, 1 trái lê.
  • Bước 2: Cho dứa, lê, cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh đường, 100ml nước vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 3: Dùng rây lọc lấy phần nước cốt rồi thưởng thức.

2. Bánh tart lê

  • Bước 1: Dùng máy đánh trứng, đánh hỗn hợp bơ, muối và bột mì vào tô.
  • Bước 2: Sau đó thêm bột hạnh nhân, vani, trứng và rượu rum vào, tiếp tục dùng máy đánh đều.
  • Bước 3: Dùng cọ phết bơ xung quanh, rồi đổ hỗn hợp nhân kem vào..
  • Bước 4: Gọt vỏ lê, cắt thành miếng mỏng, cắt chanh vắt lên lê để tạo vị cho bánh.
  • Bước 5: Xếp các miếng lê lên bánh và cuối cùng bỏ vào lò nướng.

lê bao nhiêu calo

3. Chè lê

  • Bước 1: Gọt vỏ lê rồi cắt từng miếng vừa ăn
  • Bước 2: Đun sôi táo tàu, kỷ tử rồi cho lê và đường phèn vào
  • Bước 3: Thưởng thức

Những lưu ý khi ăn lê

Mặc dù quả lê giàu chất dinh dưỡng và vitamin, tuy nhiên, theo đông y, quả lê có tính lạnh và một số đối tượng không nên ăn hoặc nên hạn chế ăn lê như:

  • Người bị ho do nhiễm lạnh
  • Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng
  • Phụ nữ sau sinh đang bị tiêu chảy.

Các câu hỏi liên quan đến quả lê

Quả lê có nhiều đường không?

Mối lo ngại của việc “lê bao nhiêu calo” có thể xuất phát từ lượng đường có trong quả lê. Cụ thể, trong 178g quả lê cung cấp khoảng 17g đường. Lượng đường này không quá nhiều và không đáng lo ngại nếu bạn đang muốn giảm cân hay đang mắc bệnh tiểu đường.

Ăn vỏ lê có tốt không?

Hầu hết nghiên cứu đều thấy rằng các hợp chất có lợi tập trung ở vỏ, giúp chống tiểu đường, béo phì, chống viêm, bảo vệ và làm trắng da,….Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân đang sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, nên vỏ lê sẽ còn chất hoá học ở đó.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên rửa sạch quả lê bằng dung dịch loại bỏ thuốc trừ sâu, sau đó gọt vỏ lê để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

Câu hỏi liên quan khác về lê

Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp lê bao nhiêu calo, cùng những thông tin hữu ích về tác dụng của trái lê, mẹo ăn lê giảm cân, để đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cho cơ thể!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pears, raw

https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169118/nutrients

Ngày truy cập: 12/09/2023

Pears, raw

https://www.nutritionvalue.org/Pears%2C_raw_nutritional_value.html?size=100+g

Ngày truy cập: 12/09/2023

The Health Benefits of Dietary Fibre

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7589116/

Ngày truy cập: 12/09/2023

A review of pears (Pyrus spp.), ancient functional food for modern times

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8409479/

Ngày truy cập: 12/09/2023

The Dietary Fiber Pectin: Health Benefits and Potential for the Treatment of Allergies by Modulation of Gut Microbiota

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34505973/

Ngày truy cập: 12/09/2023

Chlorogenic acid intake guidance: Sources, health benefits, and safety

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36576278/

Ngày truy cập: 12/09/2023

Effects of anthocyanins on the prevention and treatment of cancer

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27646173/

Ngày truy cập: 12/09/2023

Chart of high-fiber foods

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948#:~:text=Women%20should%20try%20to%20eat,It%20can%20vary%20among%20brands.

Ngày truy cập: 12/09/2023

Những thời điểm tốt nhất để ăn hoa quả?

https://sokhcn.vinhphuc.gov.vn/SMPT_Publishing_UC/TinTuc/pPrintTinTuc.aspx?UrlList=/noidung/tintuc/Lists/HoidapKHCNList&ItemID=511

Ngày truy cập: 12/09/2023

Phiên bản hiện tại

21/09/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Bích Liễu

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Sinh tố bơ bao nhiêu calo? 5 công thức làm sinh tố bơ thơm ngon, bổ dưỡng

Xoài bao nhiêu calo? Ăn xoài có béo không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Dương Bích Liễu

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện đa khoa huyện Tân Hưng


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 21/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo