backup og meta

Khoai tây chiên: Ngon nhiều mà hại cũng lắm

Khoai tây chiên: Ngon nhiều mà hại cũng lắm

Khoai tây chiên được xem là món ăn vt khoái khu ca tr nhưng nhng mi nguy hi v sc khe khi cho bé ăn hng ngày s là rt ln.

Trẻ em thường xuyên cảm thấy đói và hay ăn quà vặt. Khoai tây chiên, một món ăn vừa rẻ lại hợp khẩu vị trẻ, được nhiều bố mẹ cho con sử dụng mà không biết rằng món ăn này chính là tác nhân gây suy giảm sức khỏe cho con. Bài viết sau sẽ chỉ ra những tác hại của khoai tây chiên cùng với giải pháp thay thế.

Tác hại của khoai tây chiên

Tuy khoai tây chiên là món ăn vặt thơm ngon, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, bạn có lẽ sẽ gặp một số tác hại không mong muốn đấy.

1. Khoai tây chiên làm tăng cân

Món ăn vặt này chứa nhiều chất béo và calo nên có thể làm tăng nguy cơ lên cân và béo phì. Trong 15–20 miếng khoai tây chiên có chứa khoảng 10g chất béo và 154 calo. Mối liên hệ giữa khoai tây chiên và sự tăng cân cao hơn nhiều so với sự tăng cân do các loại thực phẩm khác bao gồm thịt chế biến, đồ uống có đường, thịt đỏ chưa xử lý gây nên. Thừa cân hoặc béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số dạng ung thư.

2. Khoai tây chiên có giá trị dinh dưỡng thấp 

Nếu bạn thường xuyên cho bé ăn các loại khoai tây chiên như là một phần của chế độ ăn uống hằng ngày, bé sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cơ thể cần trong giai đoạn phát triển này. Thức ăn vặt này không chứa vitamin, khoáng chất mà còn chiếm chỗ của những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Ăn đồ vặt lành mạnh có thể bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào trong bữa ăn. Vì vậy, nếu bạn chọn món này thay vì đồ ăn nhẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao cho bé, bé sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.

3. Khoai tây chiên làm tăng huyết áp 

khoai tây chiên

Hàm lượng muối trong khoai tây chiên làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bé. Ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành và bệnh thận. 28g khoai tây chiên có chứa từ 120 đến 180 mg muối, vì vậy bé thường tiêu thụ nhiều muối hơn lượng cần thiết.

Chúng ta nên hạn chế lượng muối tiêu thụ ở mức là 2,3g mỗi ngày. Những người trên 50 tuổi, những người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh thận hoặc tiểu đường không nên tiêu thụ trên 1,5g muối mỗi ngày.

4. Khoai tây chiên làm tăng lượng cholesterol

Tiêu thụ khoai tây chiên thường xuyên có thể góp phần làm tăng mức cholesterol do hàm lượng loại chất béo này có trong khoai tây chiên. Hầu hết các loại khoai tây chiên đều được chiên ngập dầu, quá trình này tạo ra chất béo chuyển hóa, loại chất béo nguy hiểm nhất. Ngoài ra, các loại dầu sử dụng để chiên khoai tây thường là chất béo bão hòa, cũng góp phần làm tăng mức độ cholesterol.

Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng lượng chất béo chuyển hóa trong máu cao có liên quan đến nồng độ cholesterol LDL cao và tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành. Mức chất béo chuyển hóa cao trong chế độ ăn có tương quan với lượng cholesterol trong máu cao.

Giải pháp thay thế lành mạnh

Khoai tây nướng có thể giúp giảm lượng calo và chất béo so với khoai tây chiên, mặc dù chúng vẫn có hàm lượng muối cao. Các loại bánh ngũ cốc nguyên hạt không thêm muối và bắp rang là những lựa chọn ít chất béo và ít calo, cung cấp nhiều chất xơ. Đây sẽ là lựa chọn ăn vặt tốt hơn so với khoai tây chiên. Các lựa chọn thay thế lành mạnh khác bao gồm các loại bánh rau củ và bánh táo.

Là bậc cha mẹ, bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần dinh dưỡng bên trong mỗi loại thức ăn nhanh cho con để đảm bảo bé không gặp phải bất kỳ vấn đề về sức khỏe nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Fried Potatoes Linked to Early Death Risk

https://www.webmd.com/diet/news/20170615/health-highlights-june-15-2017

Ngày truy cập: 06/04/2017

What Are the Negative Effects of Chips? 

http://healthyeating.sfgate.com/negative-effects-chips-2980.html

Ngày truy cập 06/04/2017

Why are chips bad for you? 

http://www.livestrong.com/article/440025-why-are-chips-bad-for-you/

 Ngày truy cập 06/04/2017

Phiên bản hiện tại

30/11/2022

Tác giả: Huỳnh Giao

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Cách làm trứng ngâm tương đơn giản thành công ngay lần đầu

Ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không, có bị ngộ độc không?


Tham vấn y khoa:

Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình

Nhi khoa · Bệnh viện trẻ em Hải Phòng


Tác giả: Huỳnh Giao · Ngày cập nhật: 30/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo