backup og meta

Giải đáp: Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Giải đáp: Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm có ăn được không đang là nỗi băn khoăn của nhiều người, bởi hầu như ai cũng đã từng thấy khoai tây chuyển sang màu xanh hoặc mọc mầm trong quá trình tích trữ và chế biến. 

Cùng Hello Bacsi tìm giải đáp khoai tây mọc mầm có ăn được không, cũng như cách bảo quản khoai tây để đảm bảo an toàn sức khoẻ qua bài viết sau!

Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Theo nghiên cứu,khi khoai tây mọc mầm tinh bột sẽ chuyển thành 2 loại glycoalkaloid được gọi là solanine và chaconine, bình thường các alkaloid tập trung ở thân, lá mầm khoai và vỏ màu xanh của củ. Đây đều là độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc cho con người. Đặc biệt, solanine là chất độc được tìm thấy trong khoai tây xanh, khoai tây đã mọc mầm; vỏ và mầm khoai tây chứa nồng độ cao nhất của chất này.

Độc tính của chất này tăng lên khi có tổn thương vật lý, bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc nơi có ánh sáng mạnh. Do vậy, khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng sẽ làm tăng đáng kể sự hình thành chất diệp lục và glycoalkaloid. Tất nhiên chất diệp lục không độc hại cho thực phẩm, nhưng màu xanh của chất diệp lục có thể là dấu hiệu cho thấy khoai tây có quá nhiều glycoalkaloid.

Vậy ăn khoai tây mọc mầm có sao không? Theo Science Direct, việc tiêu thụ solanine có trong mầm của khoai tây có thể nguy hiểm, ngay cả với một lượng nhỏ. Một số triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện như:

  • Nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy
  • Rối loạn nhịp tim, nhức đầu và chóng mặt
  • Ảo giác, mất cảm giác, tê liệt, sốt, vàng da, giãn đồng tử, hạ thân nhiệt
  • Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong vì ăn khoai tây mọc mầm nhiễm độc

Các triệu chứng thường phát bệnh trong vòng vài giờ nhưng cũng có thể bị trì hoãn trong vòng một vài ngày. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn khoai tây mọc mầm để tránh bị ngộ độc.

ăn khoai tây mọc mầm có sao không
Khoai tây mọc mầm ăn được không?

Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

Việc cắt bỏ vùng mọc mầm sẽ không có tác dụng, vì ngay thời điểm đó solanine đã lan ra toàn bộ củ khoai. Hơn nữa, dù bạn chế biến nướng, luộc, chiên hay cho vào lò vi sóng đi nữa thì cũng không loại bỏ được glycoalkaloid, vì chất này chỉ bắt đầu phân hủy trong khoảng từ 230-280°C.

Đặc biệt solanine có thể chịu được nhiệt độ lên tới gần 400°F (khoảng 200°C).


Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “khoai tây mọc mầm có ăn được không?” là KHÔNG. Hiện vẫn chưa có giải pháp tối ưu để loại bỏ độc tố của khoai tây mọc mầm, nên tốt nhất bạn không nên ăn những củ khoai tây có dấu hiệu mọc mầm để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh ngộ độc glycoalkaloid từ khoai tây bằng cách mua khoai tây chỉ khi bạn cần và bảo quản chúng ở nơi khô ráo và thoáng mát, đồng thời gọt vỏ trước khi ăn.

Cách bảo quản khoai tây

khoai tây mọc mầm có ăn được không
Khoai tây lên mầm có ăn được không? Cách bảo quản khoai tây đúng cách

Bên cạnh việc khoai tây mọc mầm có ăn được không, để hạn chế tình glycoalkaloid ở khoai tây phát triển gây ngộ độc, bạn có thể tham khảo một số mẹo bảo quản khoai sau:

  • Không để khoai tây và hành tây gần nhau: Lí do là khí từ hành tây có thể gây tương tác, khiến quá trình mọc mầm ở khoai tây diễn ra nhanh hơn.
  • Bảo quản nơi mát, tối và khô ráo: Bạn không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, mà nên để ở tầng hầm hoặc gầm tủ xếp. Ngoài ra, sử dụng túi lưới, hộp gỗ thông hơi hoặc bọc khoai tây bằng bao giấy màu nâu cũng là cách hay để tránh khoai tây mọc mầm, hư thối.
  • Chỉ mua khoai tây khi cần thiết để tránh dự trữ lâu dài.
  • Gọt vỏ khoai tây trước khi nấu có thể làm giảm lượng glycoalkaloid.
  • Cắt bỏ phần có dấu hiệu hư hỏng: Như vết cắt, vết thâm, thối rữa, phần có màu xanh trước khi nấu. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn như khoai mọc mầm thì nên bỏ đi và không nên sử dụng để chế biến.

Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp khoai tây mọc mầm có ăn được không, để từ đó bảo quản thực phẩm đúng cách, ngăn ngừa tình trạng ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Toxic Glycoalkaloids in Potatoes

https://www.cfs.gov.hk/english/multimedia/multimedia_pub/multimedia_pub_fsf_112_01.html#:~:text=Glycoalkaloids%20occur%20naturally%20in%20potatoes,down%20by%20cooking%20or%20frying.

Solanine

https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/solanine

Ngày truy cập 15/09/2023

This Is How You Can Tell if Potatoes Are Bad

https://utopia.org/guide/when-are-potatoes-bad/

Ngày truy cập 15/09/2023

Are Sprouted Potatoes Safe to Eat?

https://www.poison.org/articles/are-green-potatoes-safe-to-eat-191

Ngày truy cập 15/09/2023

Is It Okay to Eat Potatoes That Have Sprouted?

https://www.bestfoodfacts.org/411-sprouted-potatoes/

Ngày truy cập 15/09/2023

Toxicology of solanine: an overview

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6338654/#:~:text=Solanine%20is%20a%20toxic%20glycoalkaloid,in%20humans%20and%20farm%20animals.

Ngày truy cập 15/09/2023

Glycoalkaloids in potatoes: public health risks assessed

https://www.efsa.europa.eu/en/news/glycoalkaloids-potatoes-public-health-risks-assessed

Ngày truy cập 15/09/2023

A Review of Occurrence of Glycoalkaloids in Potato and Potato Products

https://www.foodandnutritionjournal.org/volume4number3/a-review-of-occurrence-of-glycoalkaloids-in-potato-and-potato-products/

Ngày truy cập 15/09/2023

Phiên bản hiện tại

28/08/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Cách làm giả cầy kiểu mới: Dinh dưỡng vẹn toàn cho người bệnh mạn tính

Khoai tây tím: 7 lợi ích không thể ngờ đến


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân

Nhi khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 28/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo