Củ dền đã trở nên quá quen thuộc với các bà nội trợ và được xem như thực phẩm hàng đầu cho món canh trong bữa cơm mọi gia đình. Với giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và vitamin thiết yếu, loại củ này đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy cụ thể củ dền có tác dụng gì đối với sức khỏe là như thế nào?
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về những tác dụng của củ dền đối với sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé!
Củ dền là gì? Thông tin dinh dưỡng của củ dền
Củ dền còn được gọi là củ dền đỏ, thường có màu đỏ thẫm hoặc màu tím than. Đây còn là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn và thức uống, chẳng hạn như nước ép củ dền, canh củ dền, tiết canh củ dền… hay nhuộm màu cho một số món ăn, bánh mứt. Trước khi tìm hiểu củ dền có tác dụng gì, bạn nên biết rằng củ dền chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể trong 100g củ dền có chứa:
- 43 calo
- Natri 78mg (chiếm 3% nhu cầu hằng ngày)
- Chất xơ 2.8g (10 % DV)
- Đường 6,8g
- Protein 1.6g (3 % DV)
- Kali 325mg (7 % DV)
- Canxi 16mg (1 % DV)
- Sắt 0,8mg (4 % DV)
- Đồng 0,07 mg (8 % DV)
- Vitamin B6 0.067 mg (4 % DV)
- Folate, DFE [Vitamin B9] 109.00 mcg (27 % DV)
- Vitamin C 4.9 mg (5 % DV)
Củ dền có tác dụng gì? 7 tác dụng của củ dền làm ai cũng bất ngờ
1. Giảm huyết áp
Cao huyết áp, một bệnh biểu hiện bởi huyết áp cao bất thường, có thể gây tổn thương mạch máu và tim. Cao huyết áp là một trong những nguy cơ lớn nhất gây bệnh tim, đột quỵ and và tử vong sớm trên toàn thế giới.
Ăn trái cây và rau quả giàu nitrate vô cơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giúp làm giảm huyết áp và tăng sự hình thành oxit nitric. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dùng củ dền nguyên quả (có thể là củ dền luộc hay củ dền tươi) hay nước ép củ dền đều có thể làm giảm huyết áp lên đến 3-10mm/Hg trong khoảng thời gian vài giờ.
Tác dụng này có thể là do lượng oxit nitric tăng lên, một phân tử làm cho mạch máu của chúng ta thư giãn và giãn nở.
2. Tác dụng chống viêm
Củ dền có tác dụng gì? Củ dền có chứa sắc tố betalain, một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống viêm. Trong các trường hợp bình thường, viêm có thể được xem là một phản ứng có lợi, giúp bảo vệ cơ thể trước chấn thương, nhiễm trùng và các mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Thế nhưng, nếu phản ứng viêm kéo dài và không được giải quyết, tình trạng này có thể dẫn đến viêm mãn tính, một tình trạng có liên quan đến sự khởi phát và tiến triển của một số vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh gan, ung thư và bệnh tim.
Dùng củ dền có thể có hiệu quả chống viêm. Điều này đã được thể hiện trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, sẽ cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về tác dụng này của củ dền.
3. Củ dền có tác dụng gì? Bổ máu
Theo thông tin dinh dưỡng trên, 100g củ dền đã cung cấp 0,8mg sắt, giúp kích thích sản sinh tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đồng trong củ dền cũng hỗ trợ sản xuất thêm sắt cho cơ thể. Vì vậy, nhiều người thường hay nấu canh củ dền cũng là một cách để bổ sung sắt và điều trị bệnh thiếu máu.
4. Ngăn ngừa ung thư – Tác dụng đáng chú ý của củ dền
Ngoài 2 công dụng kể trên, củ dền có tác dụng gì với sức khỏe? Một trong những tác dụng của củ dền được nhiều người đặc biệt quan tâm đó là tác dụng ngăn ngừa ung thư – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong bởi sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư.
Củ dền có đặc tính chống ung thư do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine. Các chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư.
Một nghiên cứu bằng ống nghiệm sử dụng các tế bào ở người cho thấy rằng chiết xuất củ dền có hàm lượng chất betalain cao, làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
5. Cải thiện chức năng não
Oxit nitric làm giãn các mạch máu, từ đó tăng lưu lượng máu tới não giúp não thực hiện chức năng của mình tốt hơn. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, vì các nghiên cứu cho thấy khả năng tạo ra oxit nitric sẽ giảm khi chúng ta già đi, cùng với sự chuyển hóa năng lượng và hoạt động của các nơron trong não.
Trong một nghiên cứu, khi 14 người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi (trung bình là 74 tuổi) thực hiện một chế độ ăn giàu chất nitrate với nước ép củ dền trong vòng 2 ngày, lưu lượng máu chảy vào thùy trán não của họ tăng lên so với khi ăn một chế độ ăn ít nitrate.
6. Ăn củ dền có tác dụng gì? Hạn chế chế táo bón
Một củ dền chứa khoảng 2 – 3% chất xơ. Do đó, việc ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa. Đồng thời, giúp giảm nguy gặp phải các vấn đề như táo bón, bệnh viêm ruột (IBS) và viêm túi thừa. Ngoài ra, việc thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn, chẳng hạn như củ dền, còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư ruột kết, bệnh tim và tiểu đường loại 2.
7. Giảm cân hiệu quả
Củ dền có ít calo, chất béo nhưng có hàm lượng nước cao, điều này có thể giúp cân bằng năng lượng một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc thêm các thực phẩm ít calo như củ dền vào chế độ ăn còn có thể giúp giảm cân. Đặc biệt, củ dền còn lượng protein và chất xơ vừa phải. Đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Đặc biệt, tác dụng của củ dền trong việc giảm cân còn đến từ lượng chất xơ mà loại củ này sở hữu. Chất xơ trong củ dền có thể giúp giảm cân bằng cách giảm bớt sự thèm ăn.
8. Củ dền có tác dụng gì? Hỗ trợ gan khỏe mạnh
Chức năng của gan là làm sạch máu và “giải độc” cơ thể. Để giúp gan bớt “vất vả”, bạn có thể thêm vào chế độ ăn các món ăn được chế biến từ củ dền. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 cho thấy betaine, một loại axit amin có trong củ dền có tác dụng bảo vệ gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Ngoài ra, một đánh giá toàn diện thực hiện vào năm 2021 cũng tìm thấy bằng chứng về tác dụng có lợi của betaine, bao gồm khả năng bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến gan và các bệnh khác.
Những lưu ý khi sử dụng củ dền
- Uống nước ép củ dền đúng cách: Không pha chung với sữa. Nên uống nước ép củ dền tươi, hạn chế các loại nước ép củ dền chế biến sẵn bởi các sản phẩm này có thể chứa nhiều đường.
- Thời điểm nên uống nước ép củ dền: Một số người cũng băn khoăn là nên uống nước ép củ dền khi nào? Bạn có thể dùng nước ép củ dền vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn 2 giờ.
- Nguy cơ sỏi thận: Việc ăn củ dền đỏ hoặc dùng nước ép của củ dền nhiều có thể gây tái phát hoặc khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là chất oxalate có trong củ dền đỏ có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, góp phần hình thành nên sỏi thận.
- Không nên nấu nhừ củ dền: Khi chế biến các món ăn từ củ dền, bạn không nên nấu quá chín vì như vậy sẽ làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng có trong củ dền, khiến tác dụng của củ dền đối với sức khỏe không được tối ưu.
- Tác dụng ngược hạ huyết áp: Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều, điều này có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường.
Củ dền nấu món gì? Bí quyết giúp bạn thêm củ dền vào chế độ ăn
Củ dền không chỉ bổ dưỡng mà còn cực kỳ ngon và dễ chế biến. Cách sử dụng củ dền là bạn có thể dùng
- Củ dền luộc, củ dền hấp
- Nấu canh củ dền,
- Nấu cháo củ dền,
- Làm tiết canh củ dền,
- Làm salad củ dền hoặc
- Dùng củ dền để làm màu cho các món ăn
- Nước ép củ dền
Một số người băn khoăn củ dền ăn sống được không? Bạn cũng có thể ăn sống hoặc dùng củ dền sống để làm nước ép củ dền.
Qua những chia sẻ trên, Hello Bacsi hi vọng đã giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi củ dền có tác dụng gì. Tác dụng củ dền đối với sức khỏe là rất lớn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng đúng cách, đặc biệt nếu có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như sỏi thận thì vẫn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
[embed-health-tool-bmr]