Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bổ sung ngay lá tía tô vào thực đơn bởi những lợi ích tuyệt vời sau đây

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia Dinh dưỡng Phạm Thị Diệp · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Đại học Thăng Long


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 27/04/2023

    Bổ sung ngay lá tía tô vào thực đơn bởi những lợi ích tuyệt vời sau đây
    Quảng cáo

    Lá tía tô trị bệnh gì? Lá tía tô không chỉ là nguyên liệu phục vụ bữa ăn của chúng ta mà còn là vị thuốc rất tốt đối với sức khỏe. Không những thế, lá tía tô còn là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em rất ưa chuộng hiện nay.

    Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị the mát pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế có tính sát khuẩn rất hiệu quả.

    Thông tin dinh dưỡng của lá tía tô

    Bên cạnh chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh, lá tía tô còn có nhiều chất dinh dưỡng như:

    100g tía tô tươi có:

    • Năng lượng: 40 kcal
    • Carbohydrate: 7g
    • Protein: 2,9g
    • Chất béo: rất ít, không xác định
    • Chất xơ: 3,6g
    • Canxi: 190mg
    • Sắt: 3,2g
    • Vitamin C: 13mg
    • Beta-carotene: 5520 mcg

    Bạn có thể xem thêm: 7 lợi ích của lá tía tô đất

    công dụng lá tía tô

    Lá tía tô trị bệnh gì?

    Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…) hỗ trợ điều trị bệnh da liễu hiệu quả nhờ tính kháng khuẩn (bệnh mề đay), tiêu viêm và tăng cường hệ miễn dịch.

    Ngoài việc giúp ổn định quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, tăng cường chức năng gan thì một tác dụng khác của lá tía tô là giúp tiêu viêm sưng và chống nhiễm khuẩn từ bên ngoài, làm hạn chế những tổn thương do bệnh mề đay gây ra khá hiệu quả. Một công dụng khác của lá tía tô đó là giúp cho ra mồ hôi, chữa cảm mạo rất tốt.

    lá tía tô trị bệnh gì

    Mặc dù tinh dầu tía tô đất được coi là loại tinh dầu khá an toàn, nhưng nó có thể tương tác với các loại thuốc nhất định, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp. Do đó, trước khi sử dụng tinh dầu tía tô như một liệu pháp điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe.

    Lưu ý khi dùng lá tía tô

    Bên cạnh những công dụng tuyệt vời từ lá tía tô, người dùng cũng cần lưu ý một số thông tin sau:

    • Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
    • Không nên sử dụng lá tía tô khi bị tiêu chảy
    • Đối với nhiều người, tinh dầu tía tô có thể gây ra dị ứng nếu sử dụng trực tiếp trên da. Do đó, khi mới dùng, bạn hãy thử một lượng nhỏ trên da tay, nếu không thấy ửng đỏ, ngứa ngáy, sưng hoặc phát ban thì mới sử dụng tiếp
    • Một số người dùng tinh dầu tía tô để làm đẹp da, nhưng tác dụng này chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng tinh dầu tía tô trên da, hãy chờ ít nhất một giờ mới được ra nắng cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

    Lá tía tô có rất nhiều công dụng hữu hiệu bất ngờ, vừa cải thiện được sức khỏe vừa có tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn chuyên môn:

    Chuyên gia Dinh dưỡng Phạm Thị Diệp

    Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Đại học Thăng Long


    Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 27/04/2023

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo