backup og meta

Tác dụng của trái khổ qua là gì? Ăn nhiều có tốt không?

Tác dụng của trái khổ qua là gì? Ăn nhiều có tốt không?

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một loại thực phẩm quen thuộc của người Việt, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều khổ qua cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Vậy đâu là tác dụng của trái khổ qua?

Cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Thông tin dinh dưỡng của khổ qua

Khổ qua là trái gì
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Để biết được ăn khổ qua có tác dụng gì, bạn cần hiểu được loại thực phẩm có chứa những thành phần dinh dưỡng nào. Thực tế, khổ qua chứa nhiều chất vitamin và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Khoảng 100g khổ qua sống có chứa:

  • Carbohydrate: 4,26g
  • Chất xơ: 2g
  • Vitamin C: 89,4mg
  • Vitamin A: 426IU
  • Sắt: 0,77mg

Ăn khổ qua có tác dụng gì? Khổ qua rất giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh tật, tạo xương và làm lành vết thương. Nó cũng chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho thị lực và làn da.

Bên cạnh vitamin, khổ qua còn chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa:

  • Chất chống oxy hóa: Mướp đắng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi bị viêm và tổn thương do oxy hóa. Trong số đó, những chất mạnh nhất là axit gallic, axit chlorogenic, catechin và epicatechin.

Khổ qua bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia, 100g khổ qua cung cấp 21 kcal và 93,95g nước, là một sự lựa chọn hoàn hảo cho ai muốn giảm cân. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ, đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày của một người. 

Các tác dụng của trái khổ qua

1.Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Một trong những công dụng tuyệt vời của khổ qua là giúp hỗ trợ kiểm soát và làm giảm đường huyết ở những người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do các thành phần của chiết xuất khổ qua dường như có sự tương đồng về cấu trúc với insulin động vật.. Để có thể kiểm soát đường huyết, bạn có thể ăn khổ qua sống, bột khổ qua hoặc nước ép khổ qua.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về công dụng này của khổ qua vẫn chưa nhiều và những nghiên cứu này nhỏ, không ngẫu nhiên hoặc mù đôi nên chưa có giá trị về mặt thống kê, do đó bạn đừng nên dùng khổ qua như một phương pháp thay thế thuốc nhé.

Xem thêm


Cách làm trà khổ qua hỗ trợ chữa tiểu đường, hạ cholesterol

2. Hỗ trợ điều trị ung thư

Ăn khổ qua sống có tác dụng gì? Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy khổ qua có chứa một số hợp chất chống ung thư, chẳng hạn:

  • Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy khổ qua có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng.
  • Một nghiên cứu khác trên động vật và trong ống nghiệm cũng cho thấy mướp đắng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú, đồng thời thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư.

Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng của trái khổ qua trong việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư với lượng bình thường trong thực phẩm.

3. Công dụng của khổ qua: làm giảm mức cholesterol

Nồng độ cholesterol cao có thể khiến các mảng mỡ tích tụ trong động mạch, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, do đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy mướp đắng có thể làm giảm mức cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tim.

Một nghiên cứu trên người cho thấy rằng việc sử dụng chiết xuất khổ qua hòa tan trong nước đã làm giảm đáng kể mức độ LDL hoặc cholesterol “xấu” so với giả dược.

Tuy nhiên, một nghiên cứu trên chuột đã lưu ý rằng mướp đắng không giúp cải thiện mức cholesterol hoặc sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch.

Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định xem những tác động tích cực này đối với những người ăn khổ qua như một món ăn thường ngày.

4. Cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể

Khổ qua là một thực phẩm có thể giúp giảm cân hiệu quả do nó chứa nhiều chất xơ và ít calo. 

Chất xơ được cơ thể tiêu hóa rất chậm, giúp bạn no lâu hơn và giảm cảm giác đói và thèm ăn.

Ăn khổ qua có tác dụng gì? Thực phẩm này cũng có đặc tính nhuận tràng, có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa nếu bạn bị táo bón.

5. Tốt cho da và mắt

Tác dụng của khổ qua là gì? Khổ qua giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, C rất tốt cho da. Nó làm giảm quá trình lão hóa, điều trị mụn trứng cá và các vấn đề khác trên da. Khổ qua cũng có tác dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng da khác nhau như nấm ngoài da, bệnh vẩy nến và ngứa. Ngoài ra, nước ép khổ qua làm tăng độ bóng cho tóc và chống lại gàu, rụng tóc và chẻ ngọn.

Ăn khổ qua nhiều có tốt không?

ăn khổ qua nhiều có tốt không

Sau khi đã hiểu rõ tác dụng của khổ qua chắc hẳn bạn cũng muốn biết ăn khổ qua nhiều có tốt không? Thực tế, nếu dùng ở một mức độ vừa phải, khổ qua có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng không đúng cách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ăn khổ qua nhiều có tốt không? Sau đây là một số tác dụng phụ khi dùng quá nhiều loại thực phẩm này:

  • Đau bụng và tiêu chảy
  • Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, người bị tiểu đường không nên ăn hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc hạ đường huyết nào.
  • Gây tăng men gan 

Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai không nên ăn khổ qua quá nhiều, đặc biệt khổ qua sống vì có thể gây một số tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, kích thích co bóp tử cung và dễ khiến bạn bị xuất huyết.

Lưu ý khi dùng khổ qua hiệu quả

Tác dụng của khổ qua đối với sức khỏe chắc hẳn mọi người đã rõ, nhưng làm sao để dùng loại thực phẩm này hiệu quả? Bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Không được ăn quá 2 trái khổ qua trong một bữa ăn và không quá 4 lần trong tuần
  • Không ăn khổ qua sống, đặc biệt khi đang đói
  • Phụ nữ mang thai, muốn có thai, người có bệnh về gan thận, đường tiêu hóa, trẻ em dưới 6 tuổi nên thận trọng hơn, ăn với mức độ vừa phải, nấu chín kĩ.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của khổ qua và làm sao để dùng khổ qua hiệu quả nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

  1. Wild bitter gourd improves metabolic syndrome: A preliminary dietary supplementation trial. https://nutritionj.biomedcentral.com/articles/10.1186/1475-2891-11-4. Ngày truy cập 27/6/2023
  2. FoodData Central Search Results. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/1548192/nutrients . Ngày truy cập 27/6/2023
  3. Unravelling the Effects of Soluble Dietary Fibre Supplementation on Energy Intake and Perceived Satiety in Healthy Adults: Evidence from Systematic Review and Meta-Analysis of Randomised-Controlled Trials. https://www.mdpi.com/2304-8158/8/1/15 . Ngày truy cập 27/6/2023
  4. Effect of Bitter Melon Extracts on Lipid Levels in Japanese Subjects: A Randomized Controlled Study. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6250023/ . Ngày truy cập 27/6/2023
  5. What Are the Benefits and Side Effects of Bitter Melon (Bitter Gourd)?. https://www.medicinenet.com/benefits_side_effects_of_bitter_melon_bitter_gourd/article.htm . Ngày truy cập 27/6/2023
  6. Momordica charantia Extract Induces Apoptosis in Human Cancer Cells through Caspase- and Mitochondria-Dependent Pathways. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3471438/ . Ngày truy cập 27/6/2023
  7. Bitter Melon (Momordica Charantia), a Nutraceutical Approach for Cancer Prevention and Therapy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7464160/. Ngày truy cập 27/6/2023

Phiên bản hiện tại

08/01/2025

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

Cách nấu cơm cho người tiểu đường từ chuyên gia dinh dưỡng

Cây lá dứa (cơm nếp) có tác dụng gì với sức khỏe?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh Viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 5 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo