backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cần tây có tác dụng gì? TOP 10 công dụng bao gồm khả năng ngừa ung thư

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thiên Kim · Ngày cập nhật: 26/04/2023

Cần tây có tác dụng gì? TOP 10 công dụng bao gồm khả năng ngừa ung thư

Tác dụng của rau cần tây tựa như một loại thuốc từ thiên nhiên đem đến các lợi ích tích cực với sức khỏe. Vì thế, loại rau này thường xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình.

Tác dụng của rau cần tây là điều đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Loại rau này không đơn giản là nguyên liệu nấu ăn mà còn là “cây thuốc tự nhiên” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Thông tin dinh dưỡng về cây cần tây

Trước khi tìm hiểu rau cần tây có tác dụng gì, hãy cùng khám phá giá trị dinh dưỡng của cần tây để hiểu rõ hơn những lợi ích sức khỏe tiềm năng. Vì cần tây chứa đến 95% nước nên nhiều người nghĩ rằng nó không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, cần tây lại chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng với sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của rau cần tây 100g gồm có:

  • Năng lượng: 14 calo
  • Carbohydrate: 2,97g
  • Chất đạm: 0,91g
  • Chất béo: 0,17g
  • Chất xơ: 1,6g

Cần tây thường được xuất hiện nhiều trong các chế độ ăn đặc biệt vì nó chứa rất ít calo và carbohydrate. Ngoài ra, rau cần tây cũng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Chủ đề liên quan đến Rau cần tây

Vitamin và khoáng chất

Nhiều công dụng của rau cần tây đến từ hàm lượng vitamin K dồi dào. Trung bình mỗi thân cây cần tây cung cấp đến 25% vitamin K mỗi ngày cho bạn. Ngoài ra, cần tây còn chứa một lượng nhỏ các vitamin khác như: vitamin A, vitamin B và vitamin C. Mặc dù cần tây có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa một số khoáng chất nhất định như: kali, folate, choline, canxi, mangan, magiê, phốt pho,…

Chất điện giải

Không chỉ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào và các hợp chất thực vật giúp chống lại bệnh tật, tác dụng của rau cần tây còn đến từ nguồn chất điện giải. Cụ thể, đó là: natri và florua tự nhiên. Chất điện giải giúp giữ huyết áp ở mức ổn định, tăng cường hoạt động của các dây thần kinh, tăng sức khỏe cơ và hỗ trợ chữa lành các tổn thương mô.

tác dụng của rau cần tây: thông tin dinh dưỡng

TOP 10 tác dụng của rau cần tây

Rau cần tây có tác dụng gì? Chúng ta nên ăn cần tây thường xuyên vì cần tây mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tiêu biểu nhất là 10 lợi ích sau:

1. Giảm hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể

Tác dụng của rau cần tây là gì? Khả năng giảm cholesterol làm cần tây trở nên hữu ích trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch. Cần tây chứa một loại hợp chất độc nhất vô nhị gọi là 3-n-butylphthalide (tên viết tắt là BuPh) có công dụng giảm lượng lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) trong cơ thể.

2. Tác dụng của rau cần tây giúp giảm viêm

Rau cần tây có tác dụng gì? Ăn rau cần có thể hỗ trợ giảm viêm nhờ lượng chất chống oxy hóa. Cần tây chứa các chất chống oxy hóa (flavonoid và polyphenol) và polysaccharide (một loại phân tử carbohydrate) được biết có tác dụng như chất kháng viêm.

Những chất này hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đặc biệt cho người lớn tuổi, bằng cách chống lại các tác hại của gốc tự do (hay còn gọi là mất cân bằng oxy hóa) làm cơ thể bị viêm. Viêm nhiễm thường là nguyên nhân của bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, viêm khớp…

Gợi ý cho bạn

3. Phòng ngừa và chữa trị bệnh cao huyết áp

Rau cần tây có tác dụng gì đối với tim mạch? Chiết xuất hạt cần tây có thành phần chống lại bệnh tăng huyết áp. Cao huyết áp là một trong những yếu tố đặc biệt nguy hiểm gây ra bệnh tim mạch vành – nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở những nước công nghiệp phát triển. Hạt cần tây là yếu tố chính giúp cơ thể kiểm soát chỉ số huyết áp cao mạn tính.

4. Tác dụng của rau cần tây giúp phòng tránh lở loét

Rau cần tây có tác dụng gì? Hỗ trợ trị lở loét là một trong các lợi ích của cần tây mà đa số mọi người ít biết đến.

Cần tây có thể giúp phòng ngừa và giảm hình thành các vết loét gây đau đớn. Một nghiên cứu năm 2010 phát hiện ra cần tây chứa chiết xuất ethanol đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ thành ống tiêu hóa khỏi tình trạng lở loét.

5. Tác dụng của rau cần tây giúp bảo vệ gan

tác dụng của rau cần tây
Công dụng của cần tây giúp bảo vệ gan

Một nghiên cứu tại Ai Cập tiết lộ rằng khi chuột được cho ăn cần tây đỏ với rau diếp xoăn và lúa mạch, cơ thể chúng giảm lượng mỡ nguy hiểm tích tụ trong gan. Chuột càng được ăn nhiều cần tây, rau diếp xoăn và lúa mạch thì gan của chúng càng khỏe mạnh.

Các nhà khoa học cũng khẳng định cần tây có chức năng tương tự trên cơ thể con người.

6. Công dụng của cần tây giúp kháng viêm

Tác dụng của rau cần tây là gì? Trên thực tế, hạt cần tây đã được sử dụng như một liều thuốc dân gian với tác dụng kháng vi khuẩn từ đời xưa. Một nghiên cứu vào năm 2009 đã cho thấy hạt cần tây chứa hoạt chất đặc biệt làm giảm sự phát triển của vi khuẩn một cách đáng kể.

7. Tác dụng của rau cần tây giúp lợi tiểu và giải độc

Cần tây có tác dụng gì? Các chất điện giải như natri và kali có trong cần tây hỗ trợ điều tiết lượng chất lỏng trong cơ thể, thanh lọc cơ thể nên giúp lợi tiểu. Bên cạnh đó, cần tay còn đóng vai trò trong quá trình sản xuất nước tiểu và tăng cường sức khỏe của bạn.

Có thể bạn quan tâm

8. Tác dụng của rau cần tây giúp phòng ngừa nhiễm trùng ống tiết niệu

Cần tây giúp làm giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu nên có lợi trong việc đánh bại các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn trong ống tiêu hóa và các cơ quan sinh sản gây ra. Cần tây còn giúp cơ thể phòng tránh bệnh rối loạn bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận và u nang.

9. Công dụng của cần tây: Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư

Cần tây là loại thực vật cùng họ với các loại rau củ chống ung thư như cà rốt, thì là, ngò tây và củ cải. Các loại cây này có chứa các hợp chất ngăn ngừa tổn thương tế bào gọi là polyacetylene.

Các nghiên cứu trước đó chứng minh rằng polyacetylene giúp giảm độc tố và chống lại các nguyên nhân hình thành ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột và bệnh bạch cầu.

tác dụng của rau cần tây: giảm ung thư

10. Tác dụng của rau cần tây hỗ trợ giảm cân

Cần tây có tác dụng gì? Cần tây chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất xơ làm tăng cảm giác no. Nhờ vậy, bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn và không quá đói bụng. Hơn nữa, uống nước ép cần tây hoặc ăn cần tây kết hợp tập luyện thể dục đều đặn sẽ hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả. Đó là lý do cần tây thường xuất hiện trong danh sách những thực phẩm giảm cân tốt nhất.

Lưu ý khi ăn cần tây

Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Cần tây có tác dụng gì?”, có thể bạn cũng quan tâm đến cách sử dụng cần tây đúng cách. Rau cần tây là một loại rau cung cấp nhiều dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn rau cần tây, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  1. Người bị rối loạn về đường tiết niệu không nên ăn quá nhiều rau cần tây. Cần tây chứa nhiều oxalate, một chất gây kết tủa trong đường tiết niệu có thể làm trầm trọng triệu chứng bệnh.
  2. Người đang dùng thuốc chống đông máu nên cân nhắc trước khi dùng rau cần tây thường xuyên. Nguyên nhân là vì rau cần tây có chứa một lượng đáng kể vitamin K, một chất có thể tương tác với thuốc chống đông máu.
  3. Người mắc bệnh huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung cần tây vào chế độ ăn uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
  4. Phụ nữ mang thai nên hết sức cẩn trọng trước khi sử dụng chiết xuất cần tây và hạt cần tây trong thai kỳ. Việc tiêu thụ một lượng lớn cần tây có thể gây ra co thắt tử cung và gây sảy thai. Tuy nhiên, nếu ăn cần tây ở liều lượng hợp lý, thai phụ sẽ cung cấp nhiều axit folic và chất xơ cho cả mẹ và bé.

Với bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: cần tây có tác dụng gì? Hiểu rõ hơn về những tác dụng của rau cần tây với sức khỏe sẽ giúp bạn có thể đa dạng hóa thực đơn ăn uống lành mạnh. Chờ gì mà không sử dụng loại rau này cho các bữa ăn để tốt cho sức khỏe và đem đến vóc dáng thon gọn nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thiên Kim · Ngày cập nhật: 26/04/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo