backup og meta

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp: Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Nhiều người có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước trong suốt bữa ăn của mình. Một số người còn áp dụng kiểu ăn uống này như một cách để giảm cân. Tuy nhiên, ngược lại, có ý kiến cho rằng điều này có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu… Vậy vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không? Ăn cơm xong có nên uống nước không?

Bạn hãy cùng Hello Bacsi làm rõ những vấn đề trên trong bài viết sau nhé.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không?

Để hiểu rõ có nên vừa ăn cơm vừa uống nước hay không, trước tiên Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu về quá trình tiêu hóa thông thường.

Quá trình tiêu hóa thức ăn

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng, ngay khi bạn nhai thức ăn. Việc nhai kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt, chứa các enzyme giúp bạn phân hủy thức ăn.

Khi vào dạ dày, thức ăn được trộn với dịch dạ dày có tính axit, giúp phân hủy thức ăn thành một chất lỏng sệt gọi là chyme – nhũ trấp. Khi đi đến ruột non, chyme được trộn với enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy và mật từ gan. Những chất này tiếp tục phân hủy chyme để chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ vào máu.

Hầu hết chất dinh dưỡng được hấp thụ khi nhũ trấp di chuyển qua ruột non. Chỉ còn một phần nhỏ được hấp thụ khi đến ruột già. Khi vào máu, chất dinh dưỡng di chuyển đến các vùng khác nhau của cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi các chất thải còn lại được đào thải ra ngoài. Tùy thuộc vào những gì bạn ăn, toàn bộ quá trình tiêu hóa này có thể mất từ 24 đến 72 giờ.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có ảnh hưởng tiêu hóa không?

Theo MayO Clinic, việc uống nước khi ăn không làm yếu hay pha loãng dịch tiêu hóa. Không có bằng chứng nào cho thấy uống nước trong bữa ăn gây rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác.

Thực tế, uống nước trong hoặc sau bữa ăn còn hỗ trợ thức ăn di chuyển dễ dàng trong hệ thống tiêu hóa, giúp làm mềm, phân giải thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong máu tốt hơn, đồng thời tối ưu quá trình hydrat hóa giúp cơ thể tăng khả năng trao đổi chất

Bên cạnh đó, nước cũng làm cho phân mềm hơn, giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và khó tiêu.

Tuy nhiên, vừa ăn cơm vừa uống nước lạnh có ảnh hưởng gì không? Nhiệt độ của nước uống không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tiêu hóa hoặc số lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được nếu cơ thể bạn khỏe mạnh bình thường. Đối với một số trường cơ thể nhạy cảm, việc uống nước quá lạnh có thể tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, gây co mạch đột ngột, gây khó chịu về tiêu hóa. Do đó, những ai có các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, bệnh đường ruột cấp và mạn tính, bệnh lý gan mật, người bị trào ngược dạ dày thực quản thì không nên có thói quen này. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên uống nước ấm, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh với lượng nhiều trong khi ăn.

Đọc thêm: 12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

Vừa ăn vừa uống nước có giảm cân không?

Nhiều người thắc mắc vừa ăn vừa uống nước có giảm cân không? Thực tế, uống nước trong bữa ăn không chỉ giúp cơ thể bạn hoạt động tốt mà còn có thể hỗ trợ giảm cân.

Uống nước trong khi ăn có thể giúp bạn tạm dừng giữa các lần nhai, cho cơ thể có  thời gian để kiểm tra tín hiệu đói và no của mình. Điều này có thể ngăn việc ăn quá nhiều và thậm chí giúp bạn giảm cân.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy những người uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn giảm cân được nhiều hơn so với những người không uống.

Nghiên cứu cũng cho thấy việc uống nước có thể tăng tốc độ trao đổi chất của bạn khoảng 24 calo cho mỗi 500ml nước bạn uống.

Điều thú vị là số lượng calo được đốt cháy giảm đi khi nước được hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể là do cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm nóng nước lạnh lên đến nhiệt độ cơ thể.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không


Việc uống nước trong bữa ăn có thể giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa ăn quá nhiều và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho các loại đồ uống có calo. 

Vậy vừa ăn cơm vừa uống sữa có tốt không, có giảm cân không? Nghiên cứu cho thấy tổng lượng calo nạp vào cao hơn (trung bình khoảng 15%) khi mọi người uống nước ngọt, sữa hoặc nước trái cây trong bữa ăn.

Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không

Ăn cơm xong có nên uống nước không?

Uống nước sau bữa ăn là hoàn toàn lành mạnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này có thể giúp làm mềm thức ăn trong dạ dày, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ táo bón.

Một số quan điểm cho rằng uống nước sau khi ăn có thể làm loãng dịch dạ dày và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu không chứng minh được bất kỳ nguyên nhân nào gây ra rối loạn tiêu hóa khi uống nước ngay sau bữa ăn.

Thực tế, cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh rất tốt. Nếu dạ dày cảm thấy không thể tiêu hóa được thứ gì đó, nó sẽ sản xuất nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của chất lỏng bên trong.

Ăn cơm xong có nên uống nước không

Một thời điểm khác cũng rất tốt để uống nước là trước bữa ăn. Uống một ly nước trước bữa ăn là cách tuyệt vời để giảm cân, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Việc này không chỉ giúp tăng cảm giác no mà còn giảm lượng thức ăn bạn tiêu thụ trong bữa ăn đó.

Một nghiên cứu trên 48 người ở tuổi trung niên và người lớn tuổi thừa cân/béo phì, người ta khảo sát việc tiêu thụ với 500ml nước trước bữa ăn có tạo điều kiện giảm cân hay không khi cung cấp cùng một chế độ ăn ít calo và cùng mức năng lượng. Kết quả ghi nhận, nhóm uống nước trước bữa ăn giảm cân nhiều hơn khoảng 2 kg so với nhóm không uống nước. Điều này một phần có thể là do năng lượng bữa ăn giảm đột ngột sau khi uống nước.

Những phát hiện này từ các thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu dịch tễ học và can thiệp, cho thấy nước có vai trò quan trọng trong việc giảm lượng năng lượng hấp thụ và do đó ngăn ngừa được tình trạng béo phì. Trong tương lai, chúng ta cần có các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với lượng khảo sát lớn hơn để làm rõ vai trò này.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không. Uống nước trong bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, tối ưu hydrat hóa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy luôn bổ sung đủ nước để có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Does drinking water during or after a meal affect or disturb digestion?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/digestion/faq-20058348

Ngày truy cập: 21.02.2024

Digestive system

https://my.clevelandclinic.org/health/body/7041-digestive-system

Ngày truy cập: 21.02.2024

Your Digestive System & How it Works

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/digestive-system-how-it-works

Ngày truy cập: 21.02.2024

Water consumption increases weight loss during a hypocaloric diet intervention in middle-aged and older adults

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19661958/

Ngày truy cập: 21.02.2024

Impact of water intake on energy intake and weight status: a systematic review

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20796216/

Ngày truy cập: 21.02.2024

Phiên bản hiện tại

11/03/2024

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nước dừa bao nhiêu calo? Uống nước dừa có giảm cân không?

Kiểm soát calo trong cơm để giảm cân hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 11/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo