Có thể bạn quan tâm: Con của bạn có thiếu vitamin B không?
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin B2

Muốn chẩn đoán chính xác cơ thể bạn có thiếu hụt vitamin B2 hay không cần phải tiến hành các xét nghiệm phân tích:
– Flavin hồng cầu.
– Glutathione Reductase hồng cầu.
– Nồng độ vitamin B2 trong nước tiểu.
Khi có kết quả từ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bổ sung và điều trị thiếu hụt vitamin B2 thông qua đường uống hoặc đường tiêm. Với phương pháp đường uống, vitamin B2 sẽ được bổ sung vào cơ thể dưới dạng viên uống được sử dụng nhiều lần trong ngày kết hợp cùng với chế độ dinh dưỡng. Còn phương pháp đường tiêm chỉ phù hợp với các đối tượng kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa hoặc cần bổ sung vitamin B2 khẩn cấp.
Bổ sung vitamin B2 bao nhiêu là đủ?
Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được thiếu vitamin B2 gây bệnh gì. Vậy nên bổ sung vitamin B2 thế nào cho đủ? Lượng vitamin B2 được khuyến nghị hàng ngày đối với nam giới từ 19 tuổi trở lên là 1,3 miligam mỗi ngày và đối với phụ nữ là 1,1 miligam mỗi ngày. Khi mang thai, mỗi ngày phụ nữ nên bổ sung 1,4 miligam và khi cho con bú là 1,6 miligam. Đối với trẻ em, từ 9 – 13 tuổi cần bổ sung 900 miligam vitamin B2 mỗi ngày.
Thiếu vitamin B2 nên ăn gì?

Vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp và dự trữ vitamin B2 nên bạn cần cung cấp vitamin B2 hàng ngày thông qua việc bổ sung bằng thực phẩm ăn uống giàu vitamin B2 hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin B2 hoặc vitamin B – complex.
Để bổ sung vitamin B2 thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể tham khảo 6 loại thực phẩm dưới đây:
1. Các sản phẩm từ sữa
Sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ đều là những thực phẩm giàu vitamin B2. Theo đó, một cốc sữa tươi 240ml có thể cung cấp 26% nhu cầu khuyến nghị bổ sung vitamin B2 hàng ngày cho cơ thể.
2. Gan bò
Đây là một trong những thực phẩm giàu vitamin B2 nhất. Bên cạnh đó, gan bò cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: vitamin A, sắt, đồng… Tuy vậy, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều gan bò vì sẽ khiến cơ thể dễ đối mặt với nguy cơ tăng cholesterol trong máu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!