backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Chuyên gia cảnh báo: Những bệnh không nên uống collagen

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 10/11/2023

Chuyên gia cảnh báo: Những bệnh không nên uống collagen

Các sản phẩm collagen hỗ trợ sắc đẹp đang trở nên phổ biến nhờ tác dụng trẻ hoá làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng phù hợp để sử dụng những sản phẩm này. Vậy những ai không nên uống collagen? Những bệnh không nên uống collagen là bệnh nào?

Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp nội dung ngay sau đây để biết câu trả lời!

Collagen là gì?

Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 30% tổng lượng protein. Đây là thành tố then chốt giúp xây dựng xương, cơ, da, gân, dây chằng và các mô liên kết khác của cơ thể. Ngoài ra, collagen còn được tìm thấy trong các cơ quan, mạch máu và niêm mạc ruột.

Các axit amin chính tạo nên collagen là proline, glycine và hydroxyproline. Các axit amin này nhóm lại với nhau tạo thành các sợi protein theo cấu trúc xoắn ba. Cơ thể bạn cũng cần lượng vitamin C, kẽm, đồng và mangan thích hợp để tạo thành chuỗi xoắn ba.

Vai trò của collagen đối với cơ thể bao gồm:

  • Cải thiện sức khỏe làn da, giúp hình thành các nguyên bào sợi và tế bào mới phát triển, cải thiện tình trạng da nhăn nheo, chảy xệ.
  • Tốt cho móng tay và tóc
  • Tăng khối lượng cơ bắp
  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Cải thiện tình trạng đau khớp do thoái hóa, bào mòn sụn, giúp gân và dây chằng linh hoạt
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tiêu hóa.

Các loại collagen phổ biến hiện nay

Hiện có 5 loại collagen chính trong cơ thể chúng ta và có tác dụng sau:

  • Loại I chiếm tới 90% lượng collagen trong cơ thể, tạo thành các sợi dày đặc cung cấp cấu trúc cho da, xương, gân và dây chằng.
  • Loại II được tìm thấy trong sụn đàn hồi, hỗ trợ sụn khớp.
  • Loại III được tìm thấy trong cơ, động mạch và các cơ quan khác.
  • Loại IV được tìm thấy trong các lớp da.
  • Loại V xuất hiện trong giác mạc của mắt, một số lớp da, tóc và mô của nhau thai.

Để hỗ trợ sự hình thành collagen, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo ăn đủ thực phẩm chứa các axit amin proline, hydroxyproline và glycine, vitamin C, kẽm, đồng và mangan. Những chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy bằng cách ăn một chế độ ăn đa dạng, giàu trái cây và nhiều rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và một lượng vừa phải hải sản, thịt, thịt gia cầm, sữa và trứng. 

Nếu cơ thể bạn không ăn đủ dinh dưỡng giúp tái tạo collagen thì có thể sử dụng nguồn collagen tổng hợp. Nghiên cứu cho thấy collagen peptide thực sự có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa bằng cách giữ cho da ngậm nước, ngăn ngừa nếp nhăn. Các nghiên cứu cho thấy dùng collagen peptide có thể hữu ích trong việc điều trị và ngăn ngừa loãng xương, đau khớp, những người bị mất khối lượng cơ. 

Hiện nay, collagen peptide có ở cả dạng viên và dạng bột và thường được làm từ nguồn bò (thịt bò) hoặc lợn (thịt lợn). Các chất bổ sung collagen biển – được làm từ da cá hoặc vảy – cũng có sẵn. Đã có bằng chứng rõ ràng rằng chúng sẽ không gây hại cho bạn nếu sử dụng ở liều lượng thích hợp.

Những bệnh không nên uống collagen

Dù là hoạt chất cần thiết cho cơ thể nhưng không phải ai cũng nên uống collagen. Đặc biệt là những người đang có những tình trạng sức khỏe sau đây:

1. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày

Viên uống collagen thường chứa các axit amin và các chất bổ sung khác tốt cho sức khỏe da và tóc như vitamin C, biotin hoặc kẽm…

Trong khi đó, vitamin C bản chất là một axit. Khi đi vào cơ thể, nó làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ dày có thể nặng hơn. Vì thế, người bị viêm loét dạ dày cần cẩn trọng khi uống các sản phẩm collagen.

2. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu tin cậy nào cho thấy collagen peptide an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, những đối tượng này chỉ nên bổ sung collagen thông qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống như thịt bò, nước hầm xương, đậu nành, đậu phụ, tảo spirulina, thịt gia cầm, thịt lợn, cá và trứng.

Những bệnh không nên uống collagen

3. Người đang dùng thuốc đặc trị

Người mắc những bệnh không nên uống collagen bao gồm ung thư, tiểu đường… đang dùng thuốc đặc trị. Sự kết hợp giữa collagen và thuốc đặc trị có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây các tác dụng phụ bất lợi khác. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống collagen.

4. Người mắc bệnh thận mãn tính

Uống collagen có hại thận không? Một trong những bệnh không nên uống collagen bạn cần lưu ý đó là bệnh thận mãn tính. Bởi uống collagen có thể làm tăng áp lực lọc lên cầu thận, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Hơn nữa, trong thành phần collagen có chứa hydroxyproline. Theo nghiên cứu của Cơ sở Dữ liệu về Y khoa của Mỹ, chất này có thể làm tăng bài tiết oxalate qua nước tiểu và hình thành sỏi thận khi tiêu thụ với lượng lớn. Vì vậy, người mắc các vấn đề về thận nên cẩn trọng (hoặc không nên) uống collagen để tránh gia tăng nguy cơ cho thận.

Những bệnh không nên uống collagen
Bệnh thận mãn tính là một trong những bệnh không nên uống collagen

5. Người mắc bệnh gút

Theo Harvard Health Publishing – trang thông tin sức khỏe của ĐH Harvard, những người đang mắc bệnh gút cũng cần hạn chế tiêu thụ protein và không nên sử dụng thực phẩm bổ sung collagen.

Những ngộ nhận khi uống collagen

Ngoài những bệnh không nên uống collagen vừa nêu trên, bạn cũng cần tránh những sai lầm khiến collagen không phát huy hiệu quả, bao gồm:

  • Lạm dụng collagen: Bạn chỉ nên uống đủ lượng collagen phù hợp theo hướng dẫn trên bao bì hoặc khuyến nghị của bác sĩ.
  • Bổ sung collagen quá trễ: Bắt đầu từ độ tuổi 20, cơ thể bạn mất đi dần collagen. Ở tuổi 40, bạn có khả năng mất khoảng 1% lượng collagen trong cơ thể mỗi năm và thời kỳ mãn kinh làm tăng tốc độ mất mát đó, góp phần gây ra nếp nhăn, cứng khớp, mòn sụn và giảm khối lượng cơ. Sai lầm của nhiều người là chờ đến sau 30-40 tuổi hoặc khi cơ thể có dấu hiệu lão hoá mới bổ sung collagen. Thực chất, bạn nên uống collagen từ sau 25 tuổi, để collagen phát huy hiệu quả.
  • Không uống collagen đều đặn: Để thấy hiệu quả rõ rệt, bạn cần sử dụng collagen liên tục trong ít nhất 3 tháng. Việc ngưng uống collagen một thời gian quá lâu có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt chất.
  • Uống collagen sai thời điểm: Thời điểm tốt nhất để sử dụng collagen là trước ăn sáng và trước khi ngủ 30 phút.
  • Không bổ sung collagen tự nhiên: Bạn không nên bỏ qua các thực phẩm giúp cơ thể tạo ra collagen một cách tự nhiên như thịt gà, thịt bò, cá, sữa, trứng, đậu, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây họ cam quýt.
Những bệnh không nên uống collagen
Người mắc những bệnh không nên uống collagen từ thực phẩm chức năng có thể bổ sung collagen từ thức ăn như cá hồi, bông cải xanh…

Review các sản phẩm collagen giúp hồi xuân

Viên uống collagen DHC

Viên uống collagen DHC là sản phẩm làm đẹp với thành phần chính là collagen peptide từ cá kết hợp với vitamin B1 và B2. Sản phẩm có chức năng hỗ trợ tái tạo và duy trì lượng collagen cần thiết cho cơ thể, giảm nếp nhăn cho làn da.

DHC là một thương hiệu Nhật Bản nổi tiếng sử dụng các dưỡng chất tự nhiên cho làn da. Bạn có thể tham khảo viên uống collagen DHC để bổ sung collagen cho cơ thể.

review collagen DHC

Bột Multi Collagen Peptides Codeage

Bột Multi Collagen Peptides Codeage thuộc thương hiệu Codeage nổi tiếng ở Mỹ. Sản phẩm tổng hợp cung cấp 5 loại collagen (I, II, III, V và X), cùng 18 loại Amino Acid đến từ collagen bò thủy phân, nước hầm xương gà hữu cơ, collagen thủy phân từ cá nước lạnh, collagen màng vỏ trứng, hỗ trợ phục hồi và làm săn chắc làn da.

Những bệnh không nên uống collagen

Kết luận

Hello Bacsi hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm về những bệnh không nên uống collagen và những thông tin liên quan đến hoạt chất này. Trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng collagen dù đang mắc những bệnh kể trên, bạn cần được bác sĩ tư vấn liều lượng phù hợp. Các sản phẩm collagen Hello Bacsi gợi ý chỉ mang tính chất tham khảo.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 10/11/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo